Chỉnh sửa gene giúp cây trồng cần ít nước hơn

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 7, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 161)

    [​IMG]

    Công nghệ được thử nghiệm thành công trên cây thuốc lá. Ảnh: Los Angeles Times.

    Các nhà khoa học tại Đại học Illinois, Mỹ đang phát triển một công nghệ chỉnh sửa gene giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu nước. Thí nghiệm được tiến hành trên cây thuốc lá cho thấy chúng gần đạt được kích thước bình thường với chỉ 75% lượng nước cần thiết, AFP hôm qua đưa tin.

    Nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh một loại gene mã hóa protein PsbS, có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp, chuyển đổi ánh sáng thành dinh dưỡng. Protein PsbS kích hoạt việc đóng, mở các lỗ siêu nhỏ trên bề mặt lá, được gọi là khí khổng hay lỗ thở. Khí khổng mở cho phép thực vật hấp thụ CO2 cần thiết để quang hợp, đồng thời là con đường cho hơi nước thoát ra ngoài.

    Trên những cây thuốc lá được biến đổi gene, protein PsbS được gia tăng, kích thích khí khổng đóng lại sớm hơn bình thường, hạn chế sự thoát hơi nước và qua đó giúp cây trồng giữ lại được nhiều nước hơn. Giáo sư Johannes Kromdijk, tác giả chính của nghiên cứu cho rằng việc thử nghiệm thành công công nghệ chỉnh sửa gene trên cây thuốc lá là một bước đột phá và có tiềm năng ứng dụng trên các loại cây trồng nông nghiệp.

    Ngày nay, khoảng 1,2 tỷ người đang sinh sống ở những vùng khan hiếm nước, con số này được dự báo tiếp tục tăng lên do hiện tượng nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nông nghiệp. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois có thể là một giải pháp cho việc sản xuất cây trồng nông nghiệp trong tương lai.

    Đoàn Dương

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chỉnh sửa gene giúp cây trồng cần ít nước hơn

Share This Page