Thận trọng khi nhịn cơm giảm béo

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 26, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 440)

    Nghe mách không ăn tinh bột có thể giảm béo nhanh, chị Hoa bỏ hẳn cơm, đồ ngọt... trong khẩu phần ăn. Sau một tuần, chị giảm được 2 kg nhưng lại khổ sở vì táo bón.
    Sau khi sinh, cân nặng ngày càng tăng dù không còn cho con bú nữa, chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) tìm đủ cách giảm nhưng không ăn thua. "Trước sinh mình có 48 kg, mà giờ gần 60 kí, khổ nhất là mỡ tập trung hết ở bụng và đùi. Con tuổi rưỡi rồi mà vẫn bị nhiều người nhầm là đang bầu", chị Hoa kể.
    Gần đây, qua facebook, chị thấy một cô bạn chia sẻ cách giảm béo hiệu quả là không ăn thực phẩm có đường, tinh bột, khiến cô ấy trong vòng 2 tháng đã bớt được 6 kg. Lên mạng tìm hiểu thêm, thấy cách này được nhiều người khẳng định là "có tác dụng trông thấy", chị Hoa in hẳn một bảng chi tiết những thực phẩm cần "cai" vì chứa tinh bột và đường.
    "Lên dây cót tinh thần ghê lắm, sau một tuần chỉ ăn toàn thịt nạc, cá, dưa chuột, củ đậu thấy cạp quần có lỏng ra thật, nhưng thèm cơm kinh khủng vì bình thường mình ăn khỏe cơm lắm. Sang tuần sau nữa thì đến khổ vì táo bón, giờ tinh thần đang lung lay, không biết có nên tiếp tục", chị Hoa chia sẻ.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Visualphotos.com.
    Đang từ 80 kg, sau gần nửa năm ăn kiêng theo chế độ cắt hoàn toàn tinh bột, Tùng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) chỉ còn 68 kg. Những người lâu không gặp Tùng đều ngạc nhiên trước sự thay đổi ngoại hình của chàng "Tùng mập" ngày nào. Thế nhưng, để đạt được số cân nặng như ý, Tùng từng thấy "khổ không kể thấu" vì không được ăn cơm, hoa quả cũng hạn chế vì sợ có đường, nước ngọt cai hẳn, chỉ ăn chủ yếu là chất đạm, rau. Số cân nặng giảm hẳn nhưng chàng sinh viên luôn có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, không tập trung học tập được.
    Trường hợp của Tùng được chia sẻ trong một hội thảo về phương pháp giảm cân khoa học tại Hà Nội và được tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia giải thích: Việc nhiều người giảm hoặc cắt hẳn tinh bột cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, không tập trung vào công việc, học tập là điều dễ hiểu vì thức ăn cho não chính là glucose. Chất bột đường có nhiều trong tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, mì... Chất này khi vào cơ thể sẽ được phân giải thành glucose, là nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho não hoạt động. Thừa hoặc thiếu glucose đều ảnh hưởng không tốt cho não.
    Tiến sĩ Bạch Mai cho biết, hiện nay, có khá nhiều phương pháp giảm cân nhưng Viện dinh dưỡng chưa bao giờ khuyến cáo một chế độ nhịn ăn hoàn toàn hoặc ăn quá ít cacbonhydrat (các chất bột, đường).
    Gần đây, trên mạng xã hội Facebook hay các diễn đàn trực tuyến, có nhiều nhóm, hội được lập nên với cái tên như Hội giảm cân Low Carb, DAS Diet... chia sẻ bí quyết giảm cân, giảm béo bằng phương pháp Low-carb. Đây là một phương pháp giảm béo do bác sĩ R.Atkins (Mỹ) thiết kế cách đây mấy chục năm, tập trung vào những thức ăn có hàm lượng dưỡng chất cao không qua chế biến (như gạo lức, lúa mì nguyên hạt), ăn đủ chất đạm, bổ sung vitamin, muối khoáng và các axit béo thiết yếu, hạn chế tiêu thụ bột-đường chế biến. Phương pháp này được áp dụng khá lâu ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là Mỹ. Hơn một năm trở lại đây, phong trào này khá nở rộ tại Việt Nam...
    Thạc sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, carbonhydrate là thủ phạm chính gây ra mỡ thừa ở bụng, mông, đùi. Chất này có trong cơm, bánh mì, bột mì, khoai tây, mì, cà rốt, hoa quả, một số loại rau nhiều tinh bột... Vì thế muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng, cắt giảm lượng carbonhydrate tiêu thụ hàng ngày cũng là một cách hay.
    Dù vậy, theo bác sĩ cắt giảm lượng carbonhydrate không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa chất này. Vì cơ thể con người cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng là bột đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu một trong các chất này có thể khiến cơ thể suy yếu, rối loạn chuyển hóa, trong khi đa số những người thừa cân, béo phì đều đã bị rối loạn phần nào.
    Bà Tường Vi cho rằng, nếu muốn giảm cân bằng cách giảm chất bột -đường, cần ăn theo chế độ giảm từ từ. Nếu muốn ăn ít cơm, trong bữa ăn có thể dùng rau xanh và uống nước trước để làm đầy dạ dày, bớt cảm giác thèm ăn. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ăn các đồ luộc, hấp cho bớt năng lượng, kết hợp với chế độ vận động hợp lý.
    "Mọi việc phải tiến hành từ từ, càng muốn giảm béo nhanh, càng dễ thất bại", bác sĩ cho hay.
    Từng áp dụng thành công cách giảm béo bằng chế độ low-carb, anh Phạm Anh Tuấn (Thi Sách, Hà Nội) cho rằng, điều quan trọng là cần nhận biết được cơ chế tạo mỡ, gây béo và có sự điều chỉnh phù hợp với bản thân, lắng nghe cơ thể mình trong quá trình thực hiện, chứ không phải là máy móc áp dụng theo những lời mách bảo.
    Anh cho biết, bản thân anh là người hay thèm ăn, và tăng cân khá nhanh trong năm ngoái, nên sau đợt phát hiện bị huyết áp cao, anh muốn giảm cân. Thời gian đầu, vì cắt hẳn tất cả các thực phẩm có tinh bột, đường, anh cảm thấy khá khổ vì cảm giác thèm mọi thứ, rồi bị táo bón. Sau đó, anh bổ sung thêm chuối vào bữa sáng sau khi uống nước ấm, đồng thời ăn rất ít cơm vào bữa trưa, kết hợp ăn nhiều rau.
    "Giờ sau một tháng rưỡi tôi giảm được 5 kg, cảm thấy người nhẹ nhõm, thanh thoát, không bị chứng nghiện ăn như trước", anh chia sẻ.
    Vương Linh
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thận trọng khi nhịn cơm giảm béo

Share This Page