Theo tạp chí Geobiology, các nhà cổ sinh học Thụy Điển và Đan Mạch đã phân tích các hóa thạch 1,6 tỉ năm tuổi, được tìm thấy ở trung phần Ấn Độ. Họ phát hiện trong đó có các khoang trống hình cầu nhỏ xíu do các bong bóng oxy tạo ra. Mẫu đá hình thành bởi các màng vi khuẩn và bong bóng khí trong đó - (Ảnh: Stefan Bengtson). Hiện có rất ít dấu vết của các loài vi khuẩn sống cách đây hàng triệu năm. Những dấu vết đó là những cấu trúc của vi khuẩn lam cyanobacteria, các mẫu đá hình thành bởi các màng vi khuẩn và bong bóng khí trong đó. Các vi khuẩn để lại dấu vết dưới dạng bọt khí oxy là dạng sống đầu tiên trên Trái đất, chúng khiến cho bầu khí quyển của Trái đất thích hợp với sự xuất hiện của thực vật và động vật. Những loài vi khuẩn cyanobacteria sống trong vùng nước cạn có thể đã để lại những bong bóng khí đó. Chúng sản sinh ra oxy bằng cách quang hợp và đôi khi oxy "mắc kẹt" trong màng dính của vi khuẩn dính ở dạng bong bóng. Các bức màng giữa một số bong bóng bị biến dạng xoắn, điều này làm cho vật liệu chứa bong bóng khí đàn hồi được. Các màng cyanobacteria hóa thạch được lưu giữ dưới dạng các lớp đá địa tầng stromatolite, được tìm thấy ở đáy của các vùng nước nông. Các sinh vật đơn bào và tảo đa bào đều có thể đã tham gia hình thành các mảng cyanobacteria hóa thạch khác nhau về cấu trúc. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV