Gần đây, dường như thế giới luôn tràn ngập những câu chuyện tồi tệ như chiến tranh, nổ súng trong trường học, biến đổi khí hậu... Những điều này đã làm cho chúng ta quên rằng, con người vẫn có thể tạo ra những điều tuyệt vời. Dưới đây là những câu chuyện đẹp nhắc nhở rằng: mọi thứ không hề tồi tệ như chúng ta nghĩ, con người vẫn có thể tạo ra những điều kì diệu – đặc biệt là khi chúng ta làm việc một cách nghiêm túc. 1. Một số người có thể “đánh hơi” dễ dàng như chúng ta phân biệt màu sắc Các nhà khoa học đã khám phá ra hai quần thể người sống bằng săn bắn hái lượm trên bán đảo Malay ở châu Á có thể đặt những cái tên trừu tượng cho mùi hương - tương tự như chúng ta đặt là màu “vàng” hoặc màu “xanh”. Họ đặt tên cho mùi dễ dàng như những người Anh xác định màu sắc. Nói chung, con người có một cảm giác khá tốt về mùi, nhưng hầu hết chúng ta lại không hứng thú để nhận ra chúng. Thay vì đặt tên cho những mùi mà mũi ngửi thấy được, chúng ta lại cố gắng liên kết mùi với những thứ chúng gợi lên. Ví dụ, phô mai có mùi khói, hay cây có mùi của bạc hà. Con người có những khả năng tuyệt vời. (Ảnh: iStock). Việc những người săn bắt – hái lượm có khả năng đặt tên cho mùi hương gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ đối với các nhà khoa học. 2. Con người có thể học cách tạo ra tiếng vang giống như dơi và cá heo Chúng ta thường nhìn thấy những con dơi và cá voi sử dụng tiếng vang để tìm đường đi. Nhưng có thể bạn không biết rằng, bằng cách luyện tập, con người cũng có thể thấu thị môi trường xung quanh bằng cách tạo ra âm thanh như tiếng nhấp chuột. “Người dơi của thế giới thực” nổi tiếng nhất là Daniel Kish – người đã mất thị giác của mình lúc một tuổi. Nhưng Kish có thể leo núi, đạp xe, thậm chí sống một mình ở nơi hoang dã chỉ bằng cách sử dụng kỹ năng tạo ra tiếng vang để hình dung môi trường xung quanh trong tâm trí mình, và ông làm điều này một cách cực kì chính xác. Hơn nữa, khoa học đã chỉ ra rằng không chỉ người khiếm thị, mà người bình thường cũng có thể làm được điều này. Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà khoa học đã dạy cho 11 người khả năng sử dụng tiếng dội để xác định kích thước của một căn phòng – và chúng đơn giản một cách đáng ngạc nhiên. 3. Tách, gộp và chụp ảnh các đơn vị nhỏ nhất của vật chất Phần màu xanh nhỏ xíu của ánh sáng ở trung tâm bức hình là một nguyên tử strontium (Sr) tích điện dương đơn lẻ, đang được treo lơ lửng bằng chuyển động của điện trường. Hình ảnh ngoạn mục này đã được nhà vật lý David Nadlinger ở Trường đại học Oxford chụp lại được. Và cũng nhờ nó mà ông đã đoạt giải trong cuộc thi ảnh của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật Anh. Nguyên tử strontium. (Ảnh: David Nadlinger). Để bắt được khoảnh khắc hiếm có này, David Nadlinger đã giữ nguyên tử cố định bằng điện trường phát ra từ hai đầu kim được làm bằng kim loại. Khoảng cách giữa chúng khoảng 2 milimet. Đây là một bức ảnh có một chấm nhỏ phát sáng và nó chính là hành tinh của chúng ta. Vâng, mỗi người trong số chúng ta đã từng thấy hoặc sẽ thấy tất cả chỉ trong một hình ảnh đó thôi – vì chấm nhỏ đó là Trái đất của chúng ta cách 60 triệu km. Hình ảnh này được chụp bởi tàu vũ trụ OSIRIS-Rex của NASA, và đây là một phần của bài kiểm tra kỹ thuật vào ngày 17 tháng 1 năm 2018 cho OSIRIS-Rex. Hình ảnh của Trái đất cách 60 triệu km. (Ảnh: Lockheed Martin). 5. Một cô bé phát minh ra ứng dụng chẩn đoán bệnh mắt chính xác như bác sĩ Một trong những biến chứng không may của bệnh tiểu đường là các mạch máu trong võng mạc có thể bị hư hỏng, dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường (DR). Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hội chứng này có thể phòng tránh được. Ứng dụng sàng lọc Eyeagnosis của Kavya Kopparapu. Sàng lọc và chẩn đoán sớm là yếu tố rất quan trọng để điều trị căn bệnh, nhưng hơn 50% các trường hợp người mắc bệnh đều không chú ý đến chúng. Vì vậy, cô bé Kavya Kopparapu 16 tuổi, có người ông bị DR, đã phát minh ra một công cụ sàng lọc đơn giản, giá rẻ gọi là Eyeagnosis. Giải pháp của cô bé là gì? Cô đã tạo ra một ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể kiểm tra bệnh với sự trợ giúp của chương trình trí tuệ nhân tạo được đào tạo đặc biệt và một ống kính in 3D đơn giản đính kèm Kavya Kopparapu. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy ứng dụng cho kết quả chính xác khi chẩn đoán DR và độ tin cậy của nó cao như kiểm tra với bác sĩ. Với phát minh mới mày, nhiều bệnh nhân sẽ được giúp đỡ và cứu chữa sớm hơn. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV