Smart contract (hợp đồng thông minh) là một thuật ngữ diễn tả khả năng tự động tạo ra các điều kiện và tiến hành các thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain. Ý tưởng này ra đời bởi đề xuất của Nick Szabo. [Review ICO]Credits là gì? Dự án đầu tư ICO tiềm năng mở bán Token CS – Bonus 30% Theo Nick Szabo: “Smart contract là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Ý tưởng cơ bản của smart contract bao gồm nhiều loại hợp đồng như nghĩa vụ, bảo mật, tiết lộ, đặc tả quyền sở hữu,… Chúng có thể được thực hiện trên cả phần cứng và phần mềm. Một ví dụ từ cuộc sống hàng ngày: máy bán hàng tự động chính là tổ tiên của smart contract. Trên thực tế, nó không phải là “hợp đồng” theo nghĩa đen mà là một một bộ giao thức đặc biệt với mục tiêu là để đóng góp, xác nhận hay tiến hành quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện các điều khoản hợp đồng là hoàn toàn tự động, nghĩa là yếu tố con người bị loại trừ: tất cả các hoạt động được thực hiện từ các chương trình được cài đặt sẵn. Blockchain là một công nghệ tuyệt vời cho ý tưởng smart contract vì những lí do sau đây: Loại trừ bên thứ ba là người bảo lãnh các điều khoản và điều kiện thực hiện từ quá trình hợp đồng. Tất cả thông tin đều minh bạch. Loại trừ hợp đồng giả mạo. Ví dụ 1: Khi bạn đi thuê một chiếc xe thì chủ xe sẽ là người giữ smart contract và bạn sẽ được cấp chìa khóa với dãy mật mã. Trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, chủ xe không thể lấy lại chiếc xe vì ông ta không có mật mã chìa khóa. Còn nếu bạn không trả tiền khi đến hạn thì smart contract sẽ tự động chuyển quyền kiểm soát chìa khóa cho người chủ xe bằng cách khóa lại mật mã mà bạn đang sở hữu. Tới khoản thanh toán cuối cùng, mật mã chìa khóa của bạn sẽ tự động hủy kích hoạt mãi mãi. Ví dụ 2: Đây là một hợp đồng thực sự đã diễn ra vào năm 2016 với sự trợ giúp của blockchain. Hợp đồng cung cấp dầu đã được ký kết giữa một nhà cung cấp Ornua của Israel và một người mua từ Seychelles. Hàng hoá được đóng gói trong các thùng chứa được cài đặt các thiết bị cảm biến địa lý đặc biệt. Ngay sau khi con tàu cập cảng, ngân hàng đã tự động chuyển tiền cho nhà cung cấp qua thẻ tín dụng vì smart contract nhận được dữ liệu cảm biến về vị trí của hàng hoá. 1 . Những lợi ích từ smart contract: Smart contract có một số lợi ích không thể phủ nhận nhờ công nghệ blockchain: Tự cung tự cấp: smart contract không cần công chứng bởi luật sư, công chứng viên hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác. Vì vậy, nó hoàn toàn loại trừ việc gian lận hay thao túng bởi những cá nhân này. Giảm chi phí: Hầu hết các công đoạn đều được tự động hoá và gần như loại bỏ hoàn toàn bên trung gian. Tốc độ cao: bất cứ ai có kinh nghiệm xử lý một hợp đồng đều nhận thức được rằng đó là một quá trình cực kì tốn kém thời gian. Nhưng việc xử lí một hợp đồng trên blockchain chỉ mất vài phút hoặc thậm chí chỉ vài giây. Tính bảo mật và tính chính xác của thông tin: smart contract được mã hóa và phân phối về cho các node. Cách thức này bảo đảm nó sẽ không bị thất lạc hay bị sửa đổi mà không được bạn cho phép. 2 . Những hạn chế của smart contract: Thật không may, có một số người hoài nghi và không khuyến khích ý tưởng sử dụng smart contract vì nhiều lý do sau đây: Không có chương trình nào có thể dự liệu được tất cả các tình huống liên quan đến hợp đồng và thu thập nhiều dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ của các gã công nghệ khổng lồ như Microsoft, Apple, Linux hoặc những công ty uy tín khác để giải quyết vấn đề này. Đồng thời, bạn có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách tạo ra một số mẫu hợp đồng mới. Tình trạng pháp lý chưa rõ ràng: Hiện tại, smart contract vẫn chưa được quản lí bởi bất kì chính phủ nào. Vì thế nó tiềm ẩn khả năng xuất hiện mâu thuẫn nếu như các thể chế quản lí quyết định xây dựng bộ khung pháp lý dành cho hình thức smart contract còn khá mới mẻ này. Nhân tố con người: Vì toàn bộ phần mã được soạn thảo bởi con người và họ vẫn có thể mắc lỗi. Nếu smart contract đã được tải lên Blockchain, các nhà lập trình sẽ không thể nào thay đổi được nó. Một ví dụ nổi tiếng về nhân tố con người đó chính là sự kiện DAO. Lỗi lập trình của đội ngũ phát triển đã bị một số tin tặc phát hiện và tận dụng, từ đó cướp đoạt đến 60 triệu USD tiền vốn của người dùng. Bất chấp những hạn chế trên, các smart contract có tiềm năng phát triển và đưa vào thực tiễn. Chúng sẽ được sử dụng nhiều hơn nữa vì các nhà phát triển những dự án blockchain có thể cung cấp các công cụ thuận tiện và đơn giản để tạo ra hợp đồng mẫu. Smart contract có sẵn trên Bitcoin nhưng cấu trúc nền tảng của đồng coin này đã giới hạn phạm vi chức năng của nó. Do đó, “hợp đồng” của nó được xây dựng tương đối dễ dàng. Một ví dụ khác, Credits là nền tảng blockchain độc lập đầu tiên. Có lẽ sự đổi mới lớn nhất mà nền tảng Credits mang lại là những hợp đồng mới hoàn toàn hoàn chỉnh. Không phải ai cũng biết rằng khả năng của mạng Ethereum (vốn tiên phong trong việc phát triển smart contract) bị hạn chế và không có cách nào có thể thực hiện mọi thứ mà người dùng muốn. Ví dụ: bạn không thể thực hiện thanh toán ghi nợ thường xuyên hoặc đặt ngày thanh toán cụ thể. Trong trường hợp trên, bạn phải gửi lệnh từ hệ thống bên thứ ba để thực hiện các thao tác hoặc hoạt động đó. Các nhà phát triển nền tảng Credits đảm bảo rằng hệ thống của họ thực sự hoàn chỉnh và khép kín, có khả năng thực hiện tất cả các hoạt động này. Một API đầy đủ cho phép các lập trình viên tạo ra các ứng dụng dựa trên nền tảng thích ứng của Credits. Người dùng có thể truy cập thư viện và các modul. Các tính năng phần mềm này có thể được điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiệm vụ cụ thể của bạn, cho dù bạn đang kinh doanh hay quản lý bất cứ thứ gì trên Internet. Việc bổ sung một hệ thống smart contract đã đưa đến một số lợi thế cho nền tảng Credits như: Blockchain là một sổ đăng kí. Tốc độ giao dịch cao – từ 0.01 đến 3 giây: đây là tốc độ nhanh nhất trên tất cả các nền tảng mới. Khối lượng giao dịch đạt được mức 1 triệu giao dịch/giây, so với Bitcoin chỉ có 7 giao dịch/giây và Ethereum ở mức 25 giao dịch/giây. Chi phí giao dịch thấp. Ngoài các sự kiện đã đề cập này, nền tảng Credits và các smart contract của nó có thể được sử dụng để thực hiện các dự án và trường hợp sau: Chương trình bảo hiểm. Giao dịch thương mại. Thanh toán tức thời. Hợp đồng công cộng và độc lập. Cung cấp các khoản thanh toán. Theo dõi chủ sở hữu thực sự thông qua chuỗi giao dịch. Hệ thống nhận dạng số. Credits sử dụng đồng tiền riêng của mình là Credits coin (CS) để thanh toán và thực hiện smart contract. Nền tảng này không cung cấp việc khai thác tiền ảo. Qua các thông tin trên cho thấy, một nền tảng blockchain kết hợp với smart contract đều mang tất cả các lợi ích của blockchain cổ điển, nhưng linh hoạt và thân thiện hơn với người dùng. Nếu các smart contract tiếp tục lan rộng khắp thế giới, nó sẽ có tác động tích cực không chỉ đối với tính an ninh giao dịch, mà còn mở ra triển vọng mới cho nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Merkusheva Darya Biên dịch bởi Blogtienao.com The post Smart Contracts – Hợp Đồng Thông Minh Sẽ Khiến Giới Tài Chính Đảo Ngược. appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao