Vì sao cầm đường trong tay một chút thôi là dính nhằng nhịt rồi?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 1, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 187)

    Cả muối và tinh thể đường bắt đầu hòa tan trong nước, nhưng đường bị dính còn muối thì không. Tại sao vậy?

    Đường là món khoái khẩu của nhiều người. Thế nhưng những tín đồ của kẹo ngọt, của đường... hẳn sẽ bực mình lắm khi để ngoài chút thôi, lớp đường đã chảy và dinh dính vào tay. Thế nhưng, vì sao đường lại có tính dính như vậy nhỉ?

    Liên kết Hydro - chìa khoá để giải thích tính dính của đường


    Theo các nhà khoa học, các liên kết hydro chính là chìa khóa để giải thích cho tính dính của đường. Khi chưa hòa vào nước, đường là một chất rắn, các phân tử của nó là carbon, nguyên tử hydro và oxy.

    [​IMG]
    Tinh thể đường thì không dính vào nhau, vì vậy bạn có thể dễ dàng sàng lọc và đổ đường.

    Những tinh thể đường thì không dính vào nhau, vì vậy bạn có thể dễ dàng sàng lọc và đổ đường. Nhưng với sự hiện diện của hơi nước, chất lỏng, các liên kết oxy-hydro mạnh trước đây trong đường sẽ bị phá vỡ, và các nguyên tử hydro lỏng sẽ tìm kiếm một thứ khác để dính vào.

    [​IMG]

    Một số nguyên tử hydro sẽ dính vào bề mặt gần nhất, một số sẽ lấy các phân tử hydro trong nước, số khác sẽ liên kết với một nguyên tử hydro hoặc oxy khác trong đường. Kết quả là đường trở thành một hỗn hợp dính.

    Nếu bạn giữ đường trong tay, ngay cả một lượng nhỏ mồ hôi có thể làm cho tay bạn bị nhớp nháp vì đường bị dính.

    Với "người anh em sinh đôi" là muối - có chứa natri và clo. Khi hòa tan trong nước, xung quanh muối không có hydro để dính vào bất cứ thứ gì.

    Nhưng còn nước thì sao nhỉ? Các phân tử của nó cũng được tạo thành một phần bởi hydro - tại sao nước không trở nên dính như đường khi kết hợp với một số chất khác?

    [​IMG]
    Sự thật là kết cấu của đường phức tạp hơn nước.

    Sự thật là kết cấu của đường phức tạp hơn nước. Một phân tử đường chứa 12 nguyên tử carbon, 22 nguyên tử hydro và 11 nguyên tử oxy - và nhiều liên kết hydro hơn một phân tử nước.

    Khi những liên kết trong đường bị phá vỡ, các phân tử sẽ ngay lập tức nắm bắt bất cứ thứ gì mà chúng tiếp xúc, bao gồm các phân tử đường khác.

    Mỗi phân tử nước lại chỉ gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, vì vậy nó không có nhiều "điểm dính".

    Vì vậy, khi được hòa tan, đường sẽ bị dính còn muối và nước thì không.

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Vì sao cầm đường trong tay một chút thôi là dính nhằng nhịt rồi?

Share This Page