Cô gái vốn có sống mũi hơi thấp nên đến một thẩm mỹ viện để làm thủ thuật nâng mũi. Cô được tư vấn dùng phương pháp nâng mũi bằng silicon. Sau khi làm thủ thuật, vùng sống mũi của cô bị đỏ song không đau hay sưng nên tưởng là mụn. Dùng tay kiểm tra vùng da này thì cảm nhận thanh silicon bên dưới, cô gái đến bác sĩ kiểm tra phát hiện vùng da này bị thủng lòi cây silicon và chảy mủ. Giữa sống mũi xuất hiện lỗ thủng, vùng da xung quanh nơi thủng cũng bị viêm và hoại tử. Bác sĩ lập tức phẫu thuật rút thanh silicon ra và tạo hình nơi bị thủng cho bệnh nhân. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định song cần xử lý qua 2-3 giai đoạn nữa. Kết quả điều trị thường hoàn tất sau 6 tháng. Bệnh nhân bị thủng mũi sau khi nâng mũi. Ảnh: L.N Bác sĩ Nguyễn Vũ Phương Ngọc, nguyên giảng viên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM cảnh báo, một trong những biến chứng nghiêm trọng sau khi nâng mũi là thủng da mũi. Các nguyên nhân thường gặp dễ dẫn đến tình trạng này do kỹ thuật, có thể là nâng cao quá do không ước lượng được độ dày mỏng của da. Ngoài ra, có thể do sụn kém chất lượng hoặc nhiễm trùng từ nơi khác lan vào mũi (mụn nhọt hoặc răng miệng). Đa số trường hợp biến chứng, mũi xuất hiện chấm đỏ hoặc thâm, không sưng, không đau, không khó chịu nên bệnh nhân thường nhầm tưởng với mụn hoặc đỏ da thông thường, dễ chủ quan. Bác sĩ Ngọc cảnh báo, sau khi nâng mũi nếu xảy ra những hiện tượng bất thường cần tới các cơ sở thẩm mỹ có uy tín để kiểm tra sớm nhất có thể. Cũng theo bác sĩ Ngọc, có ba phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay là nâng mũi bằng silicon, nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc. Bất cứ phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng, không cách nào bảo hành vĩnh viễn khi phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần đến những cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn khi làm đẹp. Nhiều trường hợp bị biến chứng do làm đẹp ở những nơi không phép, không có tay nghề chuyên môn. Bác sĩ phẫu thuật nâng mũi thế nào Lê Nga Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress