Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ăn mì tôm sống thường xuyên lại tiềm ẩn nhiều nguy hại giật mình cho sức khoẻ. Giá trị dinh dưỡng của mì tôm sống Trước khi đóng gói và đến tay người tiêu dùng, sợi mì tôm đã được chiên qua dầu nên đã chín, có thể ăn sống. Trong mì tôm có nhiều carbonhydrates, bột ngọt, calo, chất béo bão hoà nhưng lại cực ít khoáng chất và vitamin nên nhìn chung, đây là loại thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng. Việc nấu chín mì tôm không làm món ăn này dễ tiêu hoá hơn hay tăng giá trị dinh dưỡng (trừ khi bạn nấu kèm rau củ, thịt, trứng,...). Do đó, giá trị dinh dưỡng và tác hại của việc ăn mì tôm sống không có gì khác so với việc ăn mì tôm nấu chín, thậm chí là còn tệ hơn. Giá trị dinh dưỡng và tác hại của việc ăn mì tôm sống không có gì khác so với việc ăn mì tôm nấu chín. Nóng trong người Đa phần các sản phẩm mì ăn liền thường có độ dai và giòn do được chiên trong dầu ăn ở nhiệt độ cao. Do đó, khi ăn mì xong bạn thường có cảm giác háo nước, khô miệng. Ăn mì tôm thường xuyên dễ khiến bạn nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng. Tăng nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp Trong mì tôm có từ 15 – 20% chất béo shotrerining. Chất này chủ yếu ở dạng axit béo nó nên khó tiêu hoá. Thêm vào đó, mì tôm còn có chất béo dạng trans fat có khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp. Đầy hơi, đau dạ dày Sử dụng một món ăn được chiên dầu ở nhiệt độ cao có thể khiến bạn bị đầy hơi. Đặc biệt, mì ăn liền còn chứa nhiều chất phụ gia và hương liệu. Những chất này không chỉ khiến vị giác giảm sút mà còn tạo áp lực cho dạ dày và toàn hệ tiêu hoá. Do đó, ăn nhiều mì tôm sống hoặc chín đều gây đau dạ dày, rối loạn chức năng tiêu hoá. Sử dụng một món ăn được chiên dầu ở nhiệt độ cao có thể khiến bạn bị đầy hơi. Béo phì Một trong những tác hại của mì tôm sống mà hầu như ai cũng biết là khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Lý do là bởi mì tôm chứa rất ít dưỡng chất song vẫn không cung cấp đủ calo cần thiết cho cơ thể hoạt động, khiến bạn vẫn phải ăn thêm các thực phẩm bổ sung dù đã có cảm giác no. Vô tình, bạn đã nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo và carbohydrate, làm tăng nguy cơ tăng cân không kiểm soát, béo phì và các chứng bệnh liên quan. Thiếu dinh dưỡng Như đã nói ở trên, thành phần chủ yếu có trong mì tôm chỉ là nước sốt, chất béo và bột mì nên không chứa đủ 7 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn mì tôm sống thường xuyên và kéo dài (chẳng hạn như thói quen ăn mì tôm sáng) có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, kéo theo các hệ luỵ như hôn mê, tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt,... Sỏi thận Mì ăn liền được ướp một lượng muối lớn nên khi ăn thực phẩm này, bạn đã vô tình tăng thêm gánh nặng cho hệ tim mạch và thận, thậm chí lâu dài có thể gây sỏi thận. Đồng thời, trong mì tôm cũng chứa phosphate, một chất làm tăng cảm giác ngon miệng nhưng lại dễ gây loãng xương, yếu răng. Tăng nguy cơ ung thư Đây là một trong những tác hại của việc ăn mì tôm sống đáng sợ nhất. Lý do là bởi trong quá trình sản xuất mì ăn liền, để tăng hương vị và kéo dài thời hạn bảo quản, người ta thường cho thêm nhiều chất phụ gia (trong đó có phosphate), chất bảo quản, chất chống oxy hoá,... Do đó khi trữ quá lâu, ảnh hưởng từ môi trường nên các chất này dần dần bị biến chất. Khi ăn mì tôm, chúng tích tụ lâu trong cơ thể và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là có thể dẫn tới ung thư. Chưa kể đến việc quá trình sấy khô hoặc chiên mì trong dầu còn dễ sinh ra một số độc tố như acrylamide gây ung thư. Ăn mì tôm sống thường xuyên và kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Ăn mì tôm đúng cách Dù những tác hại của việc ăn mì tôm sống hay chín đáng sợ như vậy nhưng không thể phủ nhận sự thơm ngon và tiện lợi của món ăn này, cũng không ai có thể khẳng định rằng mình không có lúc thèm hoặc lỡ bữa, hết tiền nên phải ăn mì. Tuy nhiên, để có thể giảm bớt tác hại của mì tôm, bạn nên chú ý một số điều sau: Không nên ăn mì tôm sống hay mì tôm “úp” mà nên luộc qua và bỏ lần nước đầu, nấu mì ăn liền với lần nước 2. Thêm nhiều rau xanh để giảm tối đa chất béo thừa. Bổ sung cho mỗi tô mì từ 25 – 30 gram chất đạm như tôm, thịt lợn, thịt bò hoặc đơn giản nhất là cho thêm trứng và cà chua. Nên vứt bỏ gói gia vị để giảm tác hại của việc ăn mì tôm sống bởi gói gia vị chứa rất nhiều hương liệu và dầu mỡ, dễ gây bệnh béo phì, tim mạch,... Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV