Hãy chú ý tới những dấu hiệu bệnh tim cùng các triệu chứng bệnh tim dưới đây để đề phòng. Nếu bạn không thể đi bộ thoải mái, phải dừng lại nghỉ ngơi trong khi đang làm những công việc hằng ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy máu lưu thông đến tim không đủ. Theo Foxnews, ước tính có 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị bệnh tim hàng năm ở Mỹ. Nhiều người mắc bệnh mà không phát hiện sớm để điều trị kịp thời bởi những vấn đề về tim có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như chứng khó tiêu, đau dạ dày. Do đó bạn hãy xem kỹ những triệu chứng cảnh báo bệnh tim dưới đây để đề phòng: 1. Cảm giác ngứa ran ở cánh tay hoặc chân Tình trạng này xảy ra có thể do một dây thần kinh bị chèn ép hoặc bạn vị viêm khớp cổ. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bệnh tim dễ bị bỏ qua nhất. 2. Nôn hoặc buồn nôn Nôn và buồn nôn thường là vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tim nếu đi kèm với triệu chứng khó thở, toát mồ hôi hoặc đau ngực, đau lưng. 3. Khó thở, tim đập nhanh Rất khó phân biệt giữa sự hoảng loạn bình thường và cơn đau tim vì chúng có những triệu chứng tương tự nhau. Thỉnh thoảng sự hoảng loạn xảy ra là do cơ thể bị kích thích, căng thẳng khiến bạn run rẩy, sợ hãi và cảm giác chết chóc bao trùm. Sự hoảng loạn thường đến đột ngột, kéo dài khoảng 5 phút. Trong khi triệu chứng đau tim ở phụ nữ có xu hướng bắt đầu từ từ và kéo dài dai dẳng. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tim ngày càng gia tăng. (Ảnh: telegraph.co.uk) 4. Đau hàm Hàm có thể đau nếu bạn bị đau tim, vì dây thần kinh gắn liền với hàm nằm gần tim. Cảm giác đau ở hàm thông thường là vấn đề về nha khoa. Tuy nhiên, nếu bị đau liên tục và ngày càng nặng hơn khi bạn cố gắng dùng mọi cách để giảm đau thì nhiều khả năng bạn bị bệnh tim. 5. Chóng mặt, choáng váng Cảm thấy chóng mặt không lý do rõ ràng như tập thể dục quá độ hay mất nước thì có thể do máu về tim không đủ. Đặc biệt nếu chóng mặt đi kèm cảm giác khó thở hoặc toát mồ hôi, nhiều khả năng bạn đang bị vấn đề về tim. 6. Khó chịu ở ngực hoặc lưng nóng ran Cơn đau tim ở phụ nữ khiến người bệnh cảm giác nặng nề, khó thở, áp lực hoặc cảm thấy lồng ngực bị ép lại. Cơn đau không nghiêm trọng hoặc bất ngờ, nó đến và mất trong vài tuần, vì vậy thường bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Nếu cơn đau ngực và lưng không đến ngay sau bữa ăn, bạn không thường xuyên bị chứng khó tiêu mà lại hay bị buồn nôn thì nên đến bác sĩ kiểm tra kịp thời. 7. Mệt mỏi cùng cực Nếu bạn không thể đi bộ thoải mái hoặc cảm thấy quá mệt mỏi, phải dừng và nghỉ ngơi trong khi đang làm những công việc hằng ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy máu lưu thông đến tim không đủ. Cơ chế đau tim xảy ra như thế nào? Cơn đau tim bị kích hoạt bởi sự tích tụ của chất béo được gọi là mảng bám trong động mạch vành. Khi mảng bám dày và cứng lại sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch - một loại bệnh tim phổ biến. Xơ vữa động mạch có thể làm tắc nghẽn mạch máu và ngăn cản oxy lưu thông đến cơ tim, dẫn đến đau tim. Bên cạnh đó còn có các hình thức khác của bệnh tim bao gồm loạn nhịp tim và do các vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh tim được kể đến như di truyền, huyết áp cao hoặc cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, stress nặng và có lối sống ít vận động. Tuy nhiên, bạn có thể bị đau tim mà không hề mắc những căn bệnh này. Ngoài ra, có một nguyên nhân gây bệnh tim hiếm gặp là do tụ máu đông và rách mạch máu ở tim. Đây được gọi là bóc tách động mạch vành tự phát, một căn bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi 30-50. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV