Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi là một trong nhưng tập tục truyền thông trong dân gian ta. Nhưng vì sao lại như vậy? Tập tục đầu năm mua muối cuối năm mua vôi được tiếp nối và kế thừa bao năm nay trong dân gian ta với mục đích cầu mong điều may mắn, suôn sẻ sẽ đến với gia đình. Nhưng vì sao lại vậy, nó có nguồn gốc từ đâu? Vì sao có câu thành ngữ này? a. Cuối năm mua vôi Trước đây, vôi đóng vai trò khá quan trọng trong mỗi gia đình người Việt, nó dùng để quét vôi lại ngôi nhà sau một năm dài nhiều gió bão, nó cũng được sử dụng để ăn với miếng trầu hoặc rải đều ở bốn góc nhà nhằm xua đuổi những điều đen đủi, không hay. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Baodautu. Ngoài ra, người Việt xưa cũng rất quan tâm, để ý đến việc sử dụng từ ngữ, họ quan niệm rằng, vôi trắng có thể tượng trưng cho sự bạc bẽo, lạnh nhạt trong các mối quan hệ (như câu: Bạc như vôi). Cho nên khi năm cũ kết thúc, mua vôi để chuẩn bị trang trí lại nhà cửa, sử dụng hàng ngày thì đầu năm sau sẽ tránh được việc này, đồng nghĩa với quan niệm tránh được sự bạc bẽo trong cả năm. b. Đầu năm mua muối Ngược lại, việc mua muối đầu năm cũng có tầm quan trọng không hề kém trong đời sống của người xưa. Theo quan niệm trước đây, muối tượng trưng cho sự mặn mà, nồng nàn, tình cảm ấm áp trong các mối quan hệ gia đình, người thân. Đầu năm mua muối cũng là hành động để cầu mong cho gia đình cả năm yên ấm, thuận hoà, nồng nàn tình cảm giữa ông bà, cha mẹ với các con cháu hoặc giữa các anh chị em với nhau. Không dừng lại ở ý nghĩa đó, muối cũng được xem là thứ có thể đem lại may mắn cho con người, tẩy bỏ đi những đen đủi, xú uế của năm cũ, xua đuổi những điều không hay. Chính vì vậy, mua muối vào đầu năm cũng là để cho một năm mới trọn vẹn, may mắn, không bị ảnh hưởng bởi nhưng sự đen đủi của năm cũ. Hình minh hoạ. Chính vì lẽ đó mà ngày xưa, những người bán muối dạo luôn đong đầy những bát muối có ngọn chứ không chỉ gạt bằng miệng bát với hy vọng tình cảm cũng có thể đầy đặn như vậy. Ngoài ra, màu trắng của muối cũng tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết. Có thể thấy, chỉ là một thứ gia vị nhỏ nhoi, không nặng tính kinh tế nhưng lại có ý nghĩa văn hóa rất lớn lao. c. Những tầng ý nghĩa khác Trên thực tế, hầu hết các câu thành ngữ, tục ngữ của người xưa đều có rất nhiều tầng nghĩa, càng tìm hiểu chúng ta càng thấy hơn sự sâu sắc đó. Trong hoàn cảnh của câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", người xưa còn ngầm gửi gắm một tầng nghĩa khác, một lời nhắc nhở cho con cháu, đầu năm nên sống tiết kiệm, dè sẻn thì cuối năm có thể xây nhà (mua vôi thường tượng trưng cho việc xây hoặc sửa nhà). Cho nên cho đến tận ngày nay, việc mua muối đầu năm lấy lộc vẫn được lưu giữ và xem trọng. Thậm chí ngay trong đêm giao thừa cũng có rất nhiều người bán hàng rong hoặc cả cửa hàng nhỏ tranh thủ bán những túi muối nhỏ để kiếm thêm chút lộc xuân. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV