Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Feb 7, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 206)

    Chỉ với internet và nghị lực quyết tâm, 2 người đàn ông Sudan đã nỗ lực tạo ra robot nông nghiệp bay đầu tiên của nước này – một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống sa mạc hóa tại quốc gia châu Phi.

    Cát: Kẻ thù chậm rãi nhưng khốc liệt


    Nếu như ở các quốc gia phương Tây hay tại khu vực khác, biến đổi khí hậu hay sa mạc hóa là những vấn đề quá xa vời thì tại Shamalia (Sudan), những người sống ở đây lại cảm nhận rõ nhất điều ấy.

    “Nhiều người đã phải rời bỏ nhà mà đi. Tất cả đều đồng loạt rời khỏi đây. Chỗ kia trước là nhà của tôi. Tôi đã phải bỏ căn nhà này vì sa mạc hóa”, ông Habib Allah Murghani – cư dân ở Shamalia - ngậm ngùi khi thăm lại ngôi nhà cũ đã gần như bị nuốt chửng bởi cát.

    [​IMG]
    Cả rừng cây bị nuốt chửng bởi cát.

    Tại Shamalia, cát ở khắp nơi, chậm rãi xâm lấn những gì nuôi sống con người. Thậm chí, có những khu vực cây cối cao 5-6 mét, chỉ sau vài năm, đã bị các cồn cát ôm trọn vào lòng. Theo các cơn gió và bão, cát tràn vào lớp học, cát phủ lên những tấm chăn đắp của trẻ em,… Cát dần dần gặm nhấm và phá hoại cuộc sống của người dân nơi đây.

    Cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 6 giờ đi xe về phía Bắc, Shamalia không phải là nơi duy nhất phải đối phó với kẻ thù tự nhiên này. Theo Al Jazzera, biến đổi khí hậu cùng với nạn phá rừng khai thác cho ngành năng lượng đã khiến cây cối không thể sinh trưởng. Thiếu đi các rừng cây màu xanh, những mảnh đất vốn từng màu mỡ dần trở thành khu vực sa mạc. Nếu không hành động, trong tương lai Sudan có thể sẽ trở thành 1 quốc gia không thể ở được.

    “Drone trồng cây”: Công nghệ thuần hóa tự nhiên


    Theo các nhà nghiên cứu, trồng thêm nhiều cây là biện pháp hữu hiệu nhất để chống sa mạc hóa: thân cây sẽ giúp cản gió và cát lọt vào các khu dân cư còn rễ cây có tác dụng “giữ” đất.

    Hiểu được điều này, Mohammed và Hatem – hai người bạn thân, đồng thời cũng là những nhà sáng chế không chuyên – đã quyết định giải quyết vấn đề thông qua cách tiếp cận mà chưa một ai ở Sudan từng làm: sử dụng “drone” (robot bay điều khiển từ xa) để gieo trồng các hạt cây Keo (Acacia). Đây là loại cây tốt nhất để chống sa mạc hóa bởi rễ của chúng cắm rất sâu dưới đất, chặn đứng sự di chuyển của cát.

    [​IMG][​IMG]
    Mohammed (trái) và Hatem (phải) thử nghiệm máy bay không người lái ngoài thực địa.

    Tuy nhiên, để chế tạo ra 1 robot cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vốn không hề có kiến thức chuyên môn nào, Mohammed và Hatem đã phải tự tìm kiếm kiến thức trên mạng. Không chỉ có vậy, nền kinh tế lao đao vì cấm vận cũng khiến 2 nhà sáng chế gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu để chế tạo cỗ máy thông minh có trị giá hơn 2.000 USD này. Chính vì thế, con robot này gần như là tất cả với 2 anh.

    “Khi thử nghiệm thất bại và máy bị hỏng, tôi cảm thấy như đau như thể nó là con đẻ vậy”, anh Mohammed tâm sự về “cục vàng” của mình.

    [​IMG]
    Cách robot sẽ phân tán các hạt giống xuống dưới đất.

    Tuy nhiên, những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 5 năm đã cho quả ngọt. Với hệ thống định vị GPS được tích hợp trên bộ máy tính xử lý, robot nông nghiệp của Mohammed và Hatem có khả năng gieo khoảng 1.000 hạt giống/giờ. Không chỉ thực hiện chức năng gieo trồng, robot bay của Mohammed và Hatem còn gắn hệ thống cảm biến và máy ảnh có khả năng cho hình ảnh cực kỳ chính xác, lên tới nửa mét/điểm ảnh. Hệ thống quang học này sẽ giúp theo dõi và đánh giá sức khỏe của cây, đồng thời thu thập các số liệu về đất, về hướng cát xâm lấn, chỉ số thực vật,… Hai nhà sáng chế nghiệp dư này tin rằng, nếu sử dụng drones thay vì phương thức gieo trồng, canh tác truyền thống, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần cũng như giảm được công sức của con người.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan

Share This Page