Cũng giống như cá cóc Tam Đảo, cá cóc Việt Nam (tên khoa học: Tylototriton vietnamensis)là loài động vật đặc biệt quý hiếm, hiện chỉ có duy nhất ở Việt Nam, đang cần được bảo tồn trước nguy cơ tuyệt chủng do sinh cảnh sống đang dần bị suy thoái. Nếu cá cóc Tam Đảo đã được biết đến từ rất lâu thì cá cóc Việt Nam mới chỉ được các nhà khoa học ghi nhận từ năm 2005. Chúng được tìm thấy ở Lào Cai (Văn Bàn), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Giang (Lục Nam), Nghệ An (Quế Phong) và chưa được ghi nhận ở bất cứ quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Loài "ếch đội lốt thằn lằn này" có đầu dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông. Loài "ếch đội lốt thằn lằn này" có đầu dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ. Mỗi bên sườn có một hàng củ lồi, mỗi củ tương ứng với đầu mỗi xương sườn. Đầu các chi, mép dưới đuôi, viền lỗ hậu môn của cá cóc Việt Nam có mầu đỏ cam nổi bật so với phần thân màu xám. Các củ lồi bên sườn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam. Cá cóc Việt Nam sống ở các vực nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao 250 - 300m. Diện tích phân bố hiện nay của cá cóc Việt Nam rất hẹp. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, chúng ăn giun, côn trùng và một số loài động vật không xương sống khác. Diện tích phân bố hiện nay của cá cóc Việt Nam rất hẹp. Trong Sách Đỏ, chúng được xếp vào hạng nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng. Những biện pháp bảo vệ loài lưỡng cư độc đáo này là rất cần thiết. Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV