Miền Bắc vừa trải qua một ngày nắng ấm đã rét đậm trở lại vào ngày 2/2. Tại sao thời tiết mùa đông lại có diễn biến như vậy? Nắng ấm chỉ diễn ra duy nhất một ngày trước khi rét đậm trở lại do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường. Sau 1 ngày nắng ấm, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét từ ngày 2/2. Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào sáng ngày 2/2, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc và khu vực Đông Bắc Bộ, khiến nền nhiệt giảm xuống thấp. Sự thay đổi thời tiết nhanh chóng này khiến nhiều người bị ảnh hưởng và không ít trường hợp mắc bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, ... Lý giải về hiện tượng xuất hiện những ngày nắng nóng vào mùa đông, đan xen giữa những đợt không khí lạnh, Jeff Haby, chuyên gia khí tượng học tại ĐH Mississippi (Mỹ), cho biết, do Mặt Trời làm nóng bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, góc mặt trời lại đóng vai trò quan trọng đối với việc lượng ánh nắng có thể làm nóng không khí. Vào mùa đông, góc mặt trời thấp nhất nên hạn chế việc tăng năng lượng và làm nóng bề mặt Trái Đất. Trên thực tế, thời tiết nóng hay lạnh chủ yếu phụ thuộc vào lượng nhiệt mà Trái đất thu nhận được từ Mặt Trời nhiều hay ít. Trái Đất thường quay quanh Mặt Trời ở góc nghiêng 23,5 độ. Do đó, góc này gây ra việc một số vùng ở xa hoặc gần Mặt Trời và điều này cũng ảnh hưởng tới nhiệt lượng thu nhận được khác nhau ở mỗi vùng trên Trái Đất. Hơn nữa, nhiệt độ và tình hình thời tiết trong mùa đông còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển của những luồng không khí lạnh. Vì vậy, hiện tượng một ngày nắng ấm nhưng sau đó lại rét trở lại không có quá nhiều bất ngờ. Nhiệt độ trong một ngày mùa đông cũng có sự khác biệt. (Ảnh minh họa). Thậm chí, nhiệt độ chênh lệch trong một ngày mùa đông cũng có thể có những khác biệt rõ rệt (buổi trưa nhiệt độ cao hơn so với sáng sớm và tối muộn). Sự dao động và thay đổi về thời tiết còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như hướng gió, vị trí gần đại dương, tác động của hiện tượng như La Nina, El Nino biến đổi khí hậu, ... Trên thế giới, có không ít trường hợp thời tiết diễn ra khá bất thường. Cụ thể, Daniel Swain, nhà khoa học khí hậu tại Đại học UCLA (Mỹ), cho biết, khu vực Nam California hiếm khi xảy ra cháy rừng vào khoảng tháng 12 trong điều kiện ẩm ướt của mùa đông. Tuy nhiên, vào tháng 12/2017, có ít nhất 6 đám cháy rừng đang hoạt động ở Nam California, xác lập kỷ lục về nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng ở bang California. Nhiều vụ cháy rừng lớn xảy ra ở Nam California vào tháng 12/2017. (Ảnh: Mercury News). Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV