Các nhà lãnh đạo toàn cầu đã cùng thể hiện một giọng điệu cẩn trọng đối với tiền tệ kỹ thuật số thông qua các tuyên bố mới được đưa ra tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại thành phố Davos (Thuỵ Sĩ). Ripple bán 91,6 triệu USD giá trị XRP trong quý IV khi giá đồng tiền ảo tăng gần 30.000% CEO của 1 trong 4 công ty về Bitcoin lớn nhất Trung Quốc: Đừng tham gia ICO, hoặc bạn chơi 4 đồng tiền ảo này, hoặc là nghỉ đi Sân bay sử dụng tiền ảo đầu tiên trên thế giới ở Australia Từ đương kim Thủ tướng Liên hiệp Anh cho đến Bộ trường Tài chính Hoa Kỳ, WEF đã chứng kiến khá nhiều tên tuổi trên cán cân quyền lực thế giới đưa ra nhận xét về cả những đồng tiền điện tử như Bitcoin lẫn công nghệ Blockchain nói chung. Ngày hôm kia, CEO Goldman Sachs Lloyd Blankfein là một trong những người đầu tiên nêu lên vấn đề này, cho thấy tiền điện tử đang âm thầm nổi lên như một chủ điểm bàn luận sôi nổi trong hội nghị quy tụ những nhà lãnh đạo ưu tú nhất khắp năm châu. Nỗi lo tội phạm. Điển hình là việc Bộ trường Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, trả lời trong một cuộc hội thảo thuộc khuôn khổ WEF rằng “những công dụng sai trái” của tiền tệ kỹ thuật số đang là mối đe doạ đối với các cơ quan quản lý nước này. Trọng tâm chú ý số 1 của tôi là tiền điện tử, dù nó là tiền kỹ thuật số hay Bitcoin hay thứ gì khác đi nữa, là làm sao để bảo đảm nó không bị lợi dụng để phục vụ các hành vi bất hợp pháp.” – Reuters dẫn lời của người đứng đầu cơ quan tài chính quyền lực nhất nước Mỹ. Tương tự, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), bà Christine Largade, cho rằng đặc tính ẩn danh của Bitcoin là phương tiện phục vụ hoạt động chuyển tiền một cách bí mật. “Tính ẩn danh, thiếu minh bạch và cách nó che giấu, bảo vệ hoạt động rửa tiền và tài chính khủng bố, quả thật không thể nào chấp nhận được. Nó cần phải được chúng ta xem xét kĩ càng nhưng làm vậy thì lại khiến bọn tội phạm phát triển nên những phương thức khác tinh vi hơn.” – Largade, từng nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chính Pháp, nhận định với Bloomberg. Giám đốc IMF còn đưa ra dự đoán là chính phủ các quốc gia trên thế giới nhiều khả năng sẽ “siết chặt gọng kìm” đối với tiền điện tử để ngăn cho chúng không bị sử dụng sai mục đích. Đồng quan điểm với Lagarda, Thủ tướng Anh Theresa May trả lời phỏng vấn cho Bloomberg rằng tiền tệ thuật toán nên được theo dõi sát sao hơn vì chúng “chủ yếu được sử dụng bởi bọn tội phạm”. Bà May nói: Trong phân khúc những đồng tiền điện tử, như là Bitcoin, chúng tôi nên bắt đầu theo dõi chúng một cách hết sức nghiêm túc, chính xác là bởi vì cách chúng có thể được sử dụng, chủ yếu là trong các hành động tội phạm. Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018 Đáng chú ý hơn cả là việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cùng phối hợp để quản lý tiền điện tử, khẳng định “chúng ta cần thiết lập nên một hợp đồng toàn cầu cho một khoản đầu tư toàn cầu”. Tác động lên kinh tế. Những tiếng nói khác tại Davos thì tập trung vào tác động lên kinh tế mà tiền thuật toán đang đặt ra ở hiện tại, với các quan điểm trải dài từ những nhà quản lý tài chính từ Đông sang Tây, cùng với đó là một số lĩnh vực khác. Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Trung Quốc Fang Xinghai trả lời trong một cuộc hội thảo là họ vẫn chưa biết được quy mô tác động mà Bitcoin có thể tạo ra đối với nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Stephen Poploz lập lại những nhận định trên, tuy nhiên cá nhân ông nghĩ nền kinh tế thế giới sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì mấy nếu có một ngày thị trường tiền điện tử đổ sập. Poloz sau đó tiếp tục đưa ra các cảnh báo về đầu tư tiền tệ kỹ thuật số, cho biết: Sự sụp đổ của một loại công nghệ nào đó thậm chí là sẽ có tác động nhiều hơn là tiền điện tử. Cộng với sự thật rằng nó [tiền thuật toán] gần như chẳng có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế đời thực bởi vì nó không phải là toan bộ thị trường chứng khoán, nó chỉ là một nhánh nhỏ trong đó mà thôi. Tuy vậy, nó vẫn nặng tính đầu cơ, có đủ loại bong bóng đang phồng lên ở đấy. Còn Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond thì lại nghĩ Bitcoin có tiềm năng phát triển đến một điểm mà tại đó nó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Chính vì vậy, ông kêu gọi tăng cường quản lý “trước khi Bitcoin đủ lớn mạnh để trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới”, dự đoán điều này sẽ xảy ra sớm thôi. Lạc quan về Blockchain. Bất chấp những lo ngại về tiền tệ kỹ thuật số, các nhà lãnh đạo thế giới cùng giới chức quản lý tài chính đều đưa ra nhiều nhận xét tích cực về công nghệ Blockchain. Điển hình là Thống đốc Poloz, người mà đã gọi nói là “một tuyệt tác thiên tài”, tin tưởng là loại công nghệ ấy sẽ nhanh chóng được tích hợp vào nhiều mặt khác nhau của kinh tế thế giới. Lí do khiến Bitcoin có sức hấp dẫn như vậy là bởi nó cho ta khả năng quyết toán trong giao dịch mà cuối cùng sẽ được lưu trữ trong một sổ cái phân quyền, do đó hoàn toàn có thể tin cậy”, người đứng đầu ngân hàng trung ương Canada nhận xét với CNBC về khả năng một đồng tiền điện tử được họ “chống lưng. Còn trong trường hợp nếu một ngân hàng trung ương, cụ thể luôn là Ngân hàng Canada, muốn phát hành tiền điện tử thì, trước đó ta đã tin tưởng vào đồng đô la Canada rồi, do đó không cần phải có thêm một sổ cái phân quyền để khiến bạn chắc rằng giao dịch cuối cùng đã được chuyển vào ví tiền của mình. Giám đốc IMF Lagarde thì gọi Blockchain là “hết sức thú vị”, ca ngợi đặc tính chống kiểm duyệt của nó. Bà còn đề cập đến những tiến bộ khác nhiều khả năng xuất hiện từ phân khúc Blockchain, khuyên các nhà quản lý phải luôn bắt kịp tiến trình phát triển của công nghệ này: … chắc chắn sẽ có những thứ mới và cải tiến xuất hiện từ công nghệ trên, và những gì ta cần làm là phải luôn đặt chúng dưới tầm theo dõi của mình. Theo Coin68 Biên soạn lại bởi Blogtienao The post May, Largade, Mnuchin: Các nhà lãnh đạo thế giới cùng bàn về tiền điện tử tại Davos. appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao