Chỉ cần gõ tên tỉnh, thành phố bạn đang ở vào một website của Na Uy, bạn có thể xác định được khung giờ chính xác để quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh vào tối 31/1. Vào ngày 31/1 sắp tới, sau 150 năm, ba hiện tượng thiên văn kỳ thú là nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh cùng hội tụ chỉ trong một đêm. Tin mừng là hầu hết lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có thể quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất trên thế giới. Các quốc gia khác thuộc khu vực châu Á, các nước Nga, Úc, Canada, tiểu bang Alaska và Hawaii của Mỹ cũng có thể quan sát hiện tượng này. Việt Nam nằm trong khu vực màu hồng đậm nhất - những nơi có thể quan sát nguyệt thực toàn phần, siêu trăng, trăng xanh trọn vẹn nhất - (Ảnh: DATE AND TIME). Siêu trăng là thuật ngữ chỉ hiện tượng mặt trăng tiến đến điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó đúng ngay ngày trăng tròn khiến chúng ta có thể thấy nó to và sáng hơn thường lệ. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, và cả ba thiên thể này nằm thẳng hàng nhau. Lúc này Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, nhưng những tia sáng với có ánh sáng màu đỏ cam với bước sóng dài đi qua được bầu khí quyển Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ. Trăng xanh là trăng tròn lần thứ hai trong cùng một tháng. Ngày 1/1/2018 cũng là ngày trăng tròn và đó tình cờ cũng là một siêu trăng. Theo bà Sarah Noble, nhà địa chất học hành tinh của NASA, hiện tượng này có thể được nhìn thấy ở một nửa trái đất – những nơi đang chìm vào màn đêm. Tuy nhiên, tùy vào vùng bạn sinh sống mà bạn có thể quan sát nó trọn vẹn và rõ đến mức nào. Theo trang web timeanddate.com của Na Uy, vào đêm 31/1, người Việt Nam sẽ được thấy siêu trăng máu xanh suốt 5 giờ 21 phút 31 giây, đạt đỉnh vào lúc 8 giờ 29 phút 51 giây. Bạn có thể tra cứu khung giờ đầy đủ của các giai đoạn siêu trăng máu xanh tại đây. Vui lòng gõ vào khung tìm kiếm tên thành phố bạn đang ở (không dấu). Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV