Vì sao gà trống không bị điếc tai bởi tiếng gáy của chính nó?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 25, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 247)

    Theo tạp chí Zoology, tiếng gà trống gáy dõng dạc lanh lảnh có thể đủ lớn khiến một người đi quá gần giật mình.

    [​IMG]
    Cường độ âm thanh như vậy đòi hỏi cơ quan thính giác của gà trống phải có một cơ chế bảo vệ.

    Các nhà khoa học quan tâm đến việc làm thế nào các chú gà trống tránh được những hậu quả liên quan đến tiếng gáy quá lớn của chúng. Các nhà nghiên cứu ở các trường đại học của Bỉ gồm Antwerp, Brussels và Ghent bắt đầu công trình nghiên cứu với việc đo cường độ những tiếng gáy gà trống. Họ đã sắp xếp các bộ cảm biến ở ngang đầu vào ống tai ngoài của các con gà trống và thấy rằng mức độ áp suất âm thanh trung bình là 130 decibel và ở một con gà trống đặc biệt đã tham gia vào các thử nghiệm, cường độ âm thanh thậm chí lên đến 142,3 decibel. Âm thanh này tương ứng với tiếng ồn của máy bay phản lực bay ở khoảng cách 25m và có thể đã gây thương tích cho tai trong của người. Đồng thời, chỉ cần đứng lui xa gà trống 1m thôi, cường độ tiếng gáy của gà trống đã giảm xuống chỉ còn 102 decibel.

    Cường độ âm thanh như vậy đòi hỏi cơ quan thính giác của gà trống phải có một cơ chế bảo vệ. Các nhà khoa học đã được phát hiện cơ chế đó bằng cách dùng tia X chụp vi cắt lớp đầu gà trống. Hóa ra, khi mỏ gà trống há ra hoàn toàn để cất tiếng gáy, một phần tư ống nghe của gà chồng lên nhau và các mô mềm đóng kín gần một nửa bề mặt của màng nhĩ. Điều này có nghĩa là đối với gà trống, tiếng gáy của chính nó sẽ bị bóp nghẹt.

    Điều lý thú là ở gà mái, khi há mỏ, kênh thính giác chỉ thu hẹp một chút, không có tác dụng đóng kín màng nhĩ như ở gà trống.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Vì sao gà trống không bị điếc tai bởi tiếng gáy của chính nó?

Share This Page