Robot chiến đấu luôn là 1 đề tài hấp dẫn với những người hâm mô phim ảnh. Tuy nhiên, quân đội trên thế giới sẽ không chế tạo những cỗ máy chiến tranh này, dù hoàn toàn có thể, vì 6 lý do này. Chi phí, công sức bảo trì – bảo dưỡng quá tốn kém Một con robot chiến đấu khổng lồ chắc chắn sẽ “ngốn” không ít tài lực để bảo trì – bảo dưỡng. Trong thực tế, việc đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của 1 khí tài bình thường như xe tăng, máy bay chiến đấu đã cực kỳ vất vả chứ không nói gì đến 1 cỗ máy có thể to bằng cả tòa nhà cao tầng. Robot chiến đấu trong bộ phim viễn tưởng Pacific Rim. Quy tắc chiến đấu phức tạp Khi triển khai bất kỳ khí tài nào ra chiến trường, quân đội đều phải làm những bài đánh giá rủi ro để chắc chắn rằng hiệu quả chiến đấu xứng đáng với số tiền được bỏ ra cũng như nguy hiểm tiềm ẩn mà khí tài đó mang lại cho môi trường xung quanh. Chính vì thế, việc di chuyển cũng như cách thức tấn công của robot (bao gồm cả việc bắn laser giống như trong phim!) cũng sẽ cần cả 1 núi tài liệu đánh giá, trở thành gánh nặng cho công tác hậu phương. Rất ít người có thể điều khiển robot Dù điều khiển robot chiến đấu khổng lồ là giấc mơ của rất nhiều người, thế nhưng sự thực là rất ít người đạt đủ tiêu chuẩn để làm chủ những cỗ máy chiến tranh này. Thực tế, những vũ khí hoặc thiết bị trị giá chỉ vài ngàn USD cũng đã có yêu cầu khắt khe với người sử dụng chứ chưa nói đến những con robot có thể trị giá cả tỷ đô. Việc điều khiển không hề dễ và thoải mái như trong phim Theo lời những binh sĩ chuyên vận hành các khí tài hạng nặng như xe tăng hay máy bay chiến đấu kể lại, việc điều khiển không hề dễ dàng một chút nào. Không chỉ có vậy, vị trí ngồi cũng không hề dễ chịu do các cỗ máy chiến tranh thường hi sinh sự thoải mái để tập trung tối đa vào hỏa lực và sức chống chịu. Quá trình đào tạo, huấn luyện phức tạp cho người điều khiển Để điều khiển những khí tài được trang bị công nghệ tối tân như máy bay chiến đấu, các phi công đều phải trải qua những lớp huấn luyện không chỉ cực kỳ khó mà còn rất dài, thời gian có thể lên tới vài năm. Còn đối với robot chiến đấu khổng lồ, có lẽ độ khó và dài của các lớp huấn luyện sẽ phải tăng vài chục lần. Học lái máy bay đã khó, học "lái" robot chiến đấu còn khó hơn cả chục lần. (Ảnh minh họa). Trong thực tế, robot chiến đấu cỡ lớn không hề hiệu quả Với thiết kế giống người, các cỗ máy chiến tranh khổng lồ dễ dàng bị vấp ngã do phần lớn trọng lượng dồn ở phía trên. Hơn nữa, việc điều khiển tay robot khớp với người dùng cũng sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, vì kích cỡ của mình, các robot chiến đấu dễ dàng trở thành “bao cát” cho các vũ khí hạng nặng của đối phương “tập bắn”. Nếu cần 1 cỗ máy bền bỉ, cứng cáp và có sức tấn công mạnh mẽ để hủy diệt ý chí chiến đấu của đối phương, các tướng lĩnh quân đội sẽ không ngần ngại chọn xe tăng – loại khí tài đã có sẵn, rẻ hơn rất nhiều và tính hiệu quả đã được kiểm nghiệm! Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV