Những rung chấn do tiếng nổ của thiên thạch giống với rung chấn do động đất, khiến nhiều người dân tại Michigan nhầm lẫn. Cảm giác mặt đất rung lắc khi một thiên thạch lớn lao qua bầu trời Michigan, Mỹ, và một số khu vực lân cận hôm 16/1 thực chất không phải động đất mà là những rung chấn do tiếng nổ của thiên thạch gây ra, Live Science đưa tin. Khi thiên thạch lao xuống, nhiều người thấy ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển. "Mọi người miêu tả nó nghe như một tiếng nổ, và đó là những gì địa chấn kế ghi nhận", John Bellini, nhà địa vật lý tại Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia Mỹ (NEIC), giải thích. Việc địa chấn kế ghi nhận những rung chấn không phải từ động đất đôi khi cũng xảy ra, ví dụ như rung chấn từ giông bão, quá trình xây dựng các công trình lớn, thậm chí từ xe tải di chuyển trên đường cao tốc, Bellini cho biết. Động đất cũng hiếm khi xảy ra ở Michigan. Trong trường hợp này, tiếng nổ hay những sóng âm phát ra từ thiên thạch được một địa chấn kế gần đó ghi nhận tạo ra rung chấn mạnh tương đương một trận động đất 2 độ Richter. Tuy nhiên, con số này không thể hiện mức năng lượng thiên thạch giải phóng khi lao qua bầu trời. Ánh sáng rực rỡ lóe lên trên trời kèm theo âm thanh lớn và mặt đất rung chuyển. "Không có cách nào để xác định năng lượng thực sự từ một vụ nổ trên cao bằng địa chấn kế. Chúng không được thiết kế để đo đạc các rung chấn từ không trung", Bellini nói. Đây không phải là lần đầu tiên thiên thạch đâm xuống khiến mặt đất rung lắc. Thiên thạch Chelyabinsk lao qua bầu trời Nga hôm 15/2/2013 từng gây ra rung chấn mạnh tương đương một trận động đất 4,2 độ Richter, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). Let's block ads! (Why?)Nguồn KhoaHoc.TV