Sự khác biệt thú vị giữa Tết xưa và Tết nay

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 18, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 184)

    Tết xưa nhà nhà đốt pháo giấy, Tết nay chỉ được bắn pháo hoa. Tết xưa cả gia đình quây quần gói bánh chưng, ngày nay nhiều gia định chọn bánh chưng bán sẵn. Những nét thú vị ấy phần nào thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay.

    1. Đốt pháo


    "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt, thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa được bắn ở các địa điểm lớn, người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

    [​IMG]
    Tết xưa đốt pháo giấy là nét đẹp truyền thống những ngày Tết

    [​IMG]
    Ngày nay, pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa

    2. Mứt Tết


    Tết xưa dân dã giản dị với những hộp mứt Tết đơn giản, không quá cầu kỳ. Hộp mứt tết bìa các tông được gói gém đơn sơ, bên trong có chút ít mứt bí, mứt dừa, mứt lạc hay quả táo tàu vốn được coi là hàng "sang" thời bao cấp. Tết ngày nay những hộp mứt Tết được cách điệu ngày càng sang trọng, nhiều gia đình còn chọn cách làm mứt Tết tại nhà để đảm bảo an toàn, độ ngon miệng cũng như màu sắc đẹp mắt. Bên cạnh những hộp mứt Tết, thì những giỏ quà Tết sang trọng cũng được nhiều gia đình chọn lựa để làm quà.

    [​IMG]
    Hộp mứt Tết xưa giản dị, dân dã

    [​IMG]
    Mứt Tết ngày nay đa dạng cả về mẫu mã, sản phẩm, hương vị, màu sắc

    3. Bánh chưng ngày Tết


    Gói bánh chưng ngày Tết là một nét văn hóa đẹp truyền thống không bao giờ thay đổi được. Nếu như Tết xưa cả gia đình quây quần cùng gói bánh chưng bên nhau, thì ngày nay nhiều gia đình chọn cách mua bánh chưng, bánh tét làm sẵn ngoài hàng để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều gia đình chọn cách gói bánh chưng tại nhà để mang hơi ấm Tết về với gia đình, cũng như chia sẻ cho con cháu những nét văn hóa độc đáo của dân tộc.

    [​IMG]
    Tết xưa cả nhà quây quần gói bánh chưng

    [​IMG]
    Tết nay, nhu cầu mua bánh chưng, bánh tét gói sẵn ngày một cao

    4. Mua hàng Tết


    Thói quen mua sắm Tết vẫn được giữ gìn từ Tết xưa đến Tết nay. Ngày xưa, vào những ngày giáp Tết các gia đình đều đi chợ quê sắm sửa quần áo, đồ dùng, thực phẩm. Nếu ở Hà Nội, những con phố cổ như hàng Ngang, hàng Đào luôn luôn tấp nập người qua lại. Ngày nay, người dân chọn cách mua sắm Tết tại các trung tâm thương mại, siêu thị để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả cũng phải chăng.

    [​IMG]
    Khu phố Hàng Ngang, Hắng Đào những ngày gần Tết thời kì bao cấp luôn tấp nập, nhộn nhịp người đi sắm Tết.

    [​IMG]
    Các bà nội trợ giờ sắm Tết trong... siêu thị.

    [​IMG]
    Dù Tết xưa hay tết nay, những loại hoa và cây cảnh may mắn dịp Tết vẫn được người dân ưa chuộng.

    Những câu thơ dí dỏm để thể hiện sự khác biệt giữa Tết xưa và Tết nay:

    Tết này chẳng giống Tết xưa

    Chẳng ai còn nhớ Tết xưa thế nào

    Tết xưa cảm xúc nao nao

    Tết nay cảm xúc cho vào hư vô

    Tết xưa sếp thưởng tiền đô

    Tết nay sếp thưởng hàng lô về dùng

    Tết xưa chẳng muốn trôi qua

    Tết nay chỉ muốn ở nhà cho xong

    Tết xưa dạo bộ lòng vòng

    Tết nay đánh võng uốn cong vỉa hè

    Tết xưa bánh kẹo nước chè

    Tết nay thanh niên chỉ nhăm nhe hút cần

    Tết xưa nhọ nồi tình thân

    Tết nay "sát phạt" mới gần nhau hơn

    Tết xưa mọi thứ giản đơn

    Tết nay vay mượn để hơn mọi người

    Tết xưa xong Tết vui cười

    Tết nay xong Tết nhiều người bi oan

    Tết xưa được nhận phong bao

    Tết nay con cháu nhao nhao đòi quà

    Tết xưa tụ họp gần xa

    Tết nay chỉ thấy lên bar, vũ trường

    Tết xưa đốt pháo đầy đường

    Tết này đốt pháo lên phường nha bây

    Tết xưa đi hội ngắm cây

    Tết nay đi hội bẻ cây bẻ cành

    Tết xưa con trẻ hiền lành

    Tết nay tí tuổi đã thành "dân chơi"

    Cho dù thay đổi nhiều rồi

    Nhưng đừng quên Tết ai ơi nhớ về!

    Còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa cũng như phong tục truyền thống được giữ gìn từ Tết xưa đến Tết nay như xin lộc đầu xuân, lỳ xì, du xuân hay xin chữ... Mặc dù có nhiều thay đổi, song Tết vẫn là dịp quan trọng để cả nhà sum vầy, cùng nhau chúc Tết, cùng nhau cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Sự khác biệt thú vị giữa Tết xưa và Tết nay

Share This Page