Kính thiên văn James Webb thực hiện một sứ mệnh không gian mới thú vị không ai ngờ tới, khám phá bản chất bí ẩn của sao lùn nâu, tìm kiếm cái nhìn sâu vào cả bầu khí quyển hình thành sao này. Theo đó, một số nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng Kính thiên văn James Webb để khám phá bản chất bí ẩn của sao lùn nâu, tìm kiếm cái nhìn sâu vào cả bầu khí quyển hình thành sao này và bầu trời cũng như vùng không gian mờ giữa các sao lùn nâu tồn tại. Sao lùn nâu chúng không có đủ khối lượng để tỏa ra ánh sáng sao. (Nguồn ảnh: Phys). Các nghiên cứu trước đây với Hubble, Spitzer và ALMA cho thấy những sao lùn nâu có thể lớn gấp 70 lần so với các hành tinh khổng lồ như sao Mộc, nhưng chúng không có đủ khối lượng để làm lõi đốtnhiên liệu hạt nhân hay tỏa ra ánh sáng sao. Mặc dù các sao lùn nâu đã được giả thuyết trong những năm 1960 và khẳng định vào năm 1995, nhưng không có giải thích nào được chấp nhận về hình dạng của chúng như thế nào, sự bồi tụ của vật chất trong một đĩa sao lùn nâu ra sao. Tại Đại học Montréal, Étienne Artigau dẫn đầu nhóm nghiên cứu sử dụng Kính thiên văn James Webb để nghiên cứu một ngôi sao lùn nâu đặc biệt tên là SIMP0136. Nó là một sao lùn nâu có khối lượng thấp, trẻ và bị cô lập - một trong những ngôi sao gần Mặt trời nhất của chúng ta - tất cả đều làm cho nó trở nên hấp dẫn đối với nghiên cứu, vì nó có nhiều đặc điểm của một hành tinh mà không bị quá gần ánh sáng chói lóa của một ngôi sao. SIMP0136 cho thấy nó có một bầu không khí đục. Kính thiên văn James Webb được sử dụng để tìm hiểu thêm về các nguyên tố hóa học và hợp chất trong những đám mây bao phủ sao lùn nâu đặc biệt này. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV