Trong cuộc đời chinh chiến của Napoleon, có lẽ cuộc xâm lược Nga là một trong những thất bại ê chề và đáng nhớ nhất của vị tướng tài năng xuất chúng nhất trong lịch sử Pháp. Theo các nhà khảo cổ, Đội quân Vĩ đại (Grande Armée) của vị hoàng đế có thể đã tan rã vì… rận. Vào mùa thu năm 2001, các công nhân tại Vilnius (Lithuania) phát hiện một khu mộ tập thể lớn khi đang tháo dỡ công trình quân sự của Liên Xô cũ để lại. Ngay lập tức, văn phòng Tổng công tố, Viện Y khoa Pháp Ý Lithuania và sau đó là các nhà khảo cổ đã vào cuộc để tìm hiểu vụ việc. Khu mộ tập thể lính Pháp thời Napoleon được tìm thấy ở Lithuania. Sau khi đào bới sâu thêm, các nhà chức trách nước này đã tìm thấy tổng cộng 3.269 thi thể. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các đồng xu, tấm huấn chương, cúc áo, that lưng và các mảnh quân phục. Các tài liệu lịch sử cho thấy, đây là khu vực chôn lính Pháp thời chiến tranh Nga-Pháp (1812). Tuy nhiên, sau khi đem giám định các mẫu xương, các nhà chức trách đã phát hiện ra 1 bí mật khủng khiếp có thể liên quan trực tiếp tới thất bại của Napoleon. Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy ADN của loại vi khuẩn gây ra bệnh sốt rét và sốt thương hàn ở người. Thế nhưng, đói rét và chấn thương – tình trạng mà lính Pháp gặp phải tại chiến trường Nga theo như sử sách ghi lại – không thể khiến những người lính trong Quân đội Vĩ đại dính loại vi khuẩn này được. Vậy vi khuẩn đến từ đâu ra? Bức tranh "Trên con đường lớn" miêu tả cuộc rút lui của Đội quân Vĩ đại. Câu trả lời chính là rận. Xét nghiệm chứng minh ADN của rận có ở mọi thứ mà các nhà khảo cổ tìm thấy. Theo đó, không có các biện pháp vệ sinh hợp lý cộng với việc binh lính mặc đúng 1 bộ quân phục trong thời gian dài đã tạo ra một môi trường hoàn hảo để rận, bọ chét và bệnh tật sinh sôi, đặc biệt là trong mùa hè. Theo 1 tài liệu lịch sử ghi lại, đây là lí do mà các quân nhân Pháp thời đó thường đốt quân phục để tiêu khiển. Lí do là bộ quần áo bị rận bâu kín sẽ phát nổ khi bị đốt và sẽ nổ tí tách cho đến khi cháy rực lên – 1 cảnh tượng khá là vui mắt và giải trí trong thời buổi loạn lạc. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy bằng chứng về việc suy dinh dưỡng của binh sĩ. Việc này giúp đưa ra phỏng đoán rằng, nhiều thành phần trong Quân Đội Vĩ đại đã nhập ngủ để có được bữa ăn hàng ngày – thứ mà họ không có được trước khi trở thành người lính. Khoảng 675.000 binh sĩ nằm trong đội quân Grand Army của Hoàng đế Pháp Napoleon lên đường tới Moscow để chinh phục nước Nga, vào tháng 6/1812. Tuy nhiên, khi rút quân khỏi Moscow vào tháng 9, số lượng binh sĩ giảm xuống chỉ còn 100.000 người. Những con số này cho thấy thiệt hại khủng khiếp mà nước Pháp phải gánh chịu sau quyết định được chính Napoleon thừa nhận là "sai lầm" này. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV