Vì sao phi hành gia dễ tử vong vì bệnh tim mạch?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 16, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 250)

    Những người khám phá vũ trụ trên các phi thuyền Apollo được phát hiện là có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 5 lần bình thường.

    Giới khoa học đang chuẩn bị đưa con người lên vũ trụ thực hiện sứ mệnh lâu hơn và sâu hơn. Sao Hỏa đang là mục tiêu của cả các hãng tư nhân và cơ quan vũ trụ nhà nước. Và những người tiên phong thực hiện chuyến thám hiểm như vậy sẽ khiến cơ thể họ phải chịu đựng điều kiện bức xạ nguy hiểm trong vũ trụ.

    Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra thực tế đáng lo ngại về nguy cơ các phi hành gia mắc bệnh tim mạch cao hơn sau thời gian họ tiếp xúc với môi trường bức xạ.

    Trong nghiên cứu đầu tiên liên quan đến cái chết của những phi hành gia đi trên các tàu Apollo – những phi thuyền có người lái từng tiến xa nhất vào vũ trụ, bao gồm cả sứ mệnh hạ cánh xuống Mặt trăng – cho thấy gần một nửa trong số họ chết vì các bệnh tim mạch.

    [​IMG]
    Nhiều phi hành gia trên các tàu vũ trụ Apollo qua đời vì bệnh tim mạch. (Ảnh: Wired).

    Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature giữa năm 2016 đã đánh giá hồ sơ sức khỏe của 7 nhà du hành vũ trụ (trong tổng số 24 người) từng thám hiểm trên các tàu Apollo và đã qua đời.

    Nhóm nghiên cứu so sánh những người đã qua đời với những phi hành gia chỉ bay ở quỹ đạo thấp của Trái đất và những người mới hoàn thành chương trình huấn luyện nhưng chưa rời khỏi Trái đất. Kết quả cho thấy nguy cơ những người từng bay vào sâu trong vũ trụ cao hơn 43% so với các nhóm còn lại.

    Nguyên nhân được cho là do phóng xạ trong vũ trụ. Các tia năng lượng trong vũ trụ và các hạt năng lượng mặt trời bắn ra từ bão mặt trời là nguyên nhân tạo ra bức xạ.

    Dạng năng lượng cao gây trở ngại cho các sứ mệnh dài hạn trong tương lai. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (Nasa) gọi đây là một “mối đe dọa đáng kể”.

    Năm 2013, tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng Lunar Reconnaissance Orbiter của Nasa đã đo hàm lượng phóng xạ trên Mặt trăng và phát hiện ra rằng ngay cả hàm lượng phóng xạ thấp cũng gây ra nhiều tổn hại khi đi vào cơ thể.

    Để kiểm tra lý thuyết phóng xạ, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trên 44 con chuột để xem tác động lâu dài của trạng thái không trọng lượng và bức xạ mô phỏng điều kiện trong không gian lên hệ tim mạch. Đợt kiểm nghiệm kéo dài 6 tháng, với trọng lượng và kích thước cơ thể chuột như vậy tương đương con người ở 20 năm trong vũ trụ.

    Kết quả cho thấy điều kiện bức xạ tương đương trong vũ trụ gây rối loạn chức năng tế bào nội mô mạch.

    Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu còn cho thấy có thể khiến các phi hành gia bị tổn thương thính giác, thị giác, sỏi thận, bụi phổi, rối loạn hệ thống miễn dịch và nhiều vấn đề khác.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Vì sao phi hành gia dễ tử vong vì bệnh tim mạch?

Share This Page