Đừng để cuộc sống bị “số hóa”!

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 23, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 492)

    Người lớn cũng có lỗi!
    Không giấu được vẻ phiền muộn, chị H.Phương (kế toán viên, nhà ở Q.1) kể dạo gần đây những bữa cơm gia đình chị hầu như chưa bao giờ đầy đủ thành viên. “Đứa lớn học cả ngày, về nhà thì chúi đầu trong phòng để lên mạng, cơm cũng bưng tô ăn riêng. Đứa nhỏ 9 tuổi hồi xưa hay tíu tít bên mẹ nhưng từ lúc được cho cái iPad thì...” - chị bỏ lửng câu nói.
    Chị H.Phương cho biết do cả hai vợ chồng đều rất bận rộn, không có thời gian hướng dẫn làm bài tập hay trả lời những thắc mắc về cuộc sống của con nên anh chị mua laptop, máy tính bảng... cho con, rồi chỉ chúng cách tự lên Google tìm hiểu. “Cứ tưởng có máy móc tụi nhỏ bớt nghịch và độc lập hơn, giờ mới thấm thía cảnh có gì chúng cũng chỉ trút lên mạng” - chị thở dài...
    Bác Đ.T.Trung (cán bộ hưu trí, nhà ở Q.10) lại thở dài khi kể về đứa cháu không còn muốn đi tập thể dục cùng ông bà. “Giờ mỗi buổi sáng thay vì đi tập thể dục cùng ông bà thì nó được ba mẹ khuyến khích ở nhà chơi thể thao... online!” - bác rầu rĩ nói.
    Con cái vẫn hiếu thảo, đứa cháu vẫn lễ phép... nhưng bác cảm thấy có rào cản vô hình với con cháu, bởi đã ngồi vào máy thì ai nấy đều mê mải dán mắt vào màn hình cả buổi. Lắm lúc bác chỉ mong... cúp điện thường xuyên hơn để mọi người có dịp trò chuyện nhiều hơn!
    “Mỗi khi đến trung tâm điện máy, tôi thấy rất nhiều phụ huynh mua máy tính bảng cho con. Chính điều này đã gián tiếp đẩy con trẻ vào vòng tay của công nghệ! Sức tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao đang tăng nhanh ở VN, nhưng chất lượng sống của mọi người có tăng theo?” - ThS xã hội học Lê Văn Thành (trưởng phòng văn hóa - xã hội Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) đặt vấn đề.
    Cần điều chỉnh trước khi quá muộn
    Theo ThS Thành, với sự tác động mạnh mẽ của công nghệ vào đời sống, giới trẻ Việt hiện giỏi quảng giao nhưng lọng cọng khi thể hiện những tình cảm sâu sắc, chân thành...
    Đồng quan điểm, ThS tâm lý học Nguyễn Thị Trang Nhung cho rằng công nghệ đã thâm nhập và làm thay đổi sâu sắc đời sống của phần lớn bạn trẻ ngày nay. “Sản phẩm công nghệ từ việc trở thành cái bóng đi theo mọi người mỗi ngày, giờ quay ngược trở lại chi phối và làm chủ bản thể ban đầu” - bà nói. Từ việc mê mải dùng công nghệ, nhiều bạn trẻ bị mai một khả năng giao tiếp, nhìn nhận vấn đề. Vì vậy, ThS Nhung cho rằng việc định hướng giới trẻ trong việc chọn lựa giá trị sống và kỹ năng sử dụng một cách tích cực những thành tựu công nghệ là điều cấp thiết.
    Dưới góc nhìn chuyên môn, ThS Thành cho rằng những người trẻ hoạt động rầm rộ nhất trên mạng thường có đời sống tâm lý thực chơi vơi, bất ổn. “Họ không có những mục đích, mục tiêu cụ thể để kế hoạch cuộc sống, dẫn đến tình trạng lang thang, lạc rồi trốn luôn trong thế giới số”. Chính vì vậy, theo ông, trong trường hợp này các bạn trẻ nên tự làm phong phú cuộc sống của mình bằng những hành động cụ thể như: tăng cường tham gia hoạt động xã hội, thể thao và đầu tư nhiều hơn vào việc trau dồi tri thức, giao tiếp với người thân... để “cai” công nghệ. Đây cũng là lời khuyên từ ThS Nhung.
    Về “rào cản” công nghệ giữa người trẻ và các thế hệ lớn hơn, ThS Thành cho rằng các bậc phụ huynh cần trò chuyện, phân tích một cách thẳng thắn cùng con về lợi hại khi sử dụng công nghệ. Trong những trường hợp cần thiết, theo ông, phụ huynh có thể giới hạn giờ online của con trẻ, thay vào đó là hoạt động tập thể của gia đình.
    Còn theo giáo sư tâm lý Neal A. Newfield (ĐH West Virginia, Hoa Kỳ), dẫu việc giới trẻ “nghiện” công nghệ là tình trạng chung trên toàn thế giới, nhưng phụ huynh ở những nước đang phát triển như VN sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. “Do khoảng cách nhất định về kiến thức công nghệ giữa các thế hệ” - ông diễn giải. Vì vậy, ông gợi ý phụ huynh Việt nên học một vài kiến thức về Internet, mạng xã hội... và tránh tình trạng cấm đoán, can thiệp thô bạo vào thế giới của người trẻ.
    “Người lớn cần kiên trì và kiên quyết trong việc hướng dẫn người trẻ “nghệ thuật dừng đúng lúc” - kỹ năng mà tuổi trẻ vốn bồng bột, xốc nổi chưa rèn luyện được” - ThS Thành đúc kết.
    Đắm chìm trong công nghệ, nỗi cô đơn nhân lên!
    18 tuổi, tôi chông chênh và lạc lõng trong thế giới thực bởi bản thân chưa trưởng thành nhưng đã bắt đầu chạm ngõ thế giới phức tạp, rối rắm của người lớn. Khi không tìm được ý nghĩa, mục đích sống, người trẻ như tôi dễ rơi vào trạng thái cô đơn để rồi chóng tìm tới thế giới mạng, nơi có game online, các mối quan hệ ảo, phòng chat... và tự mình cắt đứt các mối liên hệ ngoài đời thực. Những tưởng thoát khỏi cô đơn, chẳng ngờ nỗi cô đơn cứ nhân lên bội phần, có điều là ở dạng khác.
    Cũng may thời điểm năm 2007, những sản phẩm như máy tính bảng, điện thoại thông minh hay Facebook... chưa phát triển như bây giờ nên tôi cũng dần tìm được cách thoát khỏi thế giới mạng. Tôi tập quan sát, mở lòng với người thân và tham gia hoạt động xã hội. Tôi tắt điện thoại, laptop mỗi khi đi cà phê cùng bạn bè. Cuộc sống sau đó tươi đẹp hơn hẳn.
    Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thế giới mạng hay công nghệ. Nên chăng coi việc giới trẻ mê công nghệ là sự phản ánh một thế giới thực đang tồn tại những bất cập cần giải quyết. Đó là một trong những nguyên do tôi viết truyện ngắn Cô đơn trên mạng năm 2007 và nhận được sự đồng cảm từ nhiều bạn đọc trẻ.
    Và cuối cùng, tôi muốn nhắn nhủ người trẻ rằng cuộc sống dù có thú vị, tiện dụng đến mấy cũng sẽ vô nghĩa nếu con người chỉ biết nhìn vào màn hình thay vì nhìn vào mắt nhau...
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Đừng để cuộc sống bị “số hóa”!

Share This Page