Chính phủ Brazil đang tìm cách đưa hệ thống bầu cử và đơn kiến nghị của đất nước lên mạng lưới Ethereum. Ông muốn tận dụng mạng lưới này để xử lý hàng trăm triệu phiếu bầu một cách minh bạch nhất. Giá Ethereum chính thức phá vỡ mốc 1.000 USD, vốn hóa đạt trên 100 tỷ USD Ethereum Foundation đưa ra khoản trợ cấp hàng triệu USD cho các giải pháp khả năng mở rộng Mark Zuckerberg tuyên bố sẽ tập trung nghiên cứu tiền điện tử của Facebook Ở Brazil, giới chính phủ cho phép hơn 145 triệu cử tri trên cả nước cùng tham gia quyết định vào một vấn đề nào đó thuộc cấp quốc gia. Và đơn kiến nghị được xem như một phần quan trọng trong lĩnh vực chính trị ở đây. Mặt khác, hệ thống bầu cử của Brazil được xem như là cơ sở cho hầu hết các vấn đề chính trị của đất nước này. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia chính trị và nhà phân tích đã đặt câu hỏi về tính logic của hệ thống đã tồn động quá nhiều vấn đề này. Thậm chí một số người còn cho rằng hệ thống bầu cử của Brazil “không có thật” và “không hiệu quả”. Có hàng chục đảng phái chính trị ở đây và hàng ngàn ứng cử viên đang chờ bầu chọn. Gabriel Barbosa, một cộng sự nghiên cứu tại hội đồng Council on Hemispheric Affairs cho biết: “Chi phí tham gia vào công việc mang tính chính trị ngày càng cao.” Chuyển hướng đến network Ethereum Joon Ian Wong đến từ Quartz cho biết, các nhà lập pháp Brazil được cố vấn lập pháp của Quốc hội Ricardo Fernandes Paixão và giáo sư đại học Everton Fraga đề xuất chuyển kế hoạch sang sử dụng network Bloclchain Ethereum để lưu trữ và xử lý các lá phiếu bầu. Đề xuất mang lại tính minh bạch và giải quyết được một lượng lớn công việc bàn giấy phức tạp cũng như chi phí mà hệ thống bầu cử hiện tại còn vướng mắc. Để sử dụng hệ thống Blockchain trong việc xử lý đơn kiến nghị và phiếu bầu cử. Họ cần mã hóa các phiếu bầu lên network Blockchain, để đảm bảo các dữ liệu cụ thể không thể thay đổi và không bị điều khiển bởi bất kỳ ai. Về cơ bản, việc xử lý các đơn kiến nghị trên network Ethereum đòi hỏi phải có smart contract và hệ thống sẽ hoạt động tương tự như các ứng dụng phân quyền khác tồn tại trên network. Hệ thống bầu cử của Brazil sẽ hoạt động như một ứng dụng phân quyền với một token số độc lập. Được sử dụng để xử lý mọi cuộc bỏ phiếu trên Blockchain. Henrique Costa, giáo sư luật Universidade de Brasilia chia sẻ, trong quá khứ, hệ thống bầu cử không hoạt động hiệu quả là do thiếu xót một nền tảng có định để thu thập chữ ký của phiếu bầu. Cụ thể, ông cho biết: “Một phần là do không hề có nền tảng nào để thu thập chữ ký của 1% cử tri. Chúng tôi đã trải qua một loại khủng hoảng liên quan đến tính pháp lý… Mặc dù cũng có vài sáng kiến nhưng bài toán làm sao để thu thập chữ ký của mọi người vẫn chưa từng được giải.” Trong hệ thống bầu cử của Brazil, mọi đơn kiến nghị đều cần chữ ký của 1% dân số đất nước, và cần trình bày ở Quốc hội. Tuy nhiên, vì thiếu cơ sở giáo dục và một nền tảng xử lý vấn đề này, thông thường nhóm đề ra đơn kiến nghị đều phải tìm một nhà lập pháp để thông qua. Do đó, xác suất đơn kiến nghị được trình bày trong Quốc hội ngày một giảm đáng kể. Dù nhiều đơn đã thu thập đủ chữ ký nhưng vẫn không có cơ hội được báo cáo. Ứng dụng di động Hiện tại, chính phủ Brazil đang từng bước nghiên cứu cách sử dụng ứng dụng di động dựa trên network Blockchain Ethereum. Họ mong muốn thông qua đó công dân có thể gửi đơn kiến nghị lên mà không phải mất quá nhiều thời gian và chi phí. Vì các ứng dụng phân quyền hiện có thể hoạt động trên điện thoại di động, nên hệ thống bầu cử và kiến nghị của Brazil cũng có khả năng hoạt động theo cách tương tự. Để giảm thiểu chi phí đến mức tối ưu nhất. Chính phủ Brazil quyết định sử dụng một hệ thống được gọi là Hash để kết hợp tất cả các phiếu bầu hàng ngày vào một giao dịch. Sau đó biểu diễn chúng trên network Blockchain Ethereum chính. Fraga, một trong hai cố vấn hàng đầu của dự án, cho rằng tích hợp Ethereum vào hệ thống bầu cử không hiệu quả của Brazil là một ý kiến đúng đắn. Họ hy vọng đề xuất này được Quốc hội chấp thuận và được thực hiện càng sớm càng tốt. Ông nói: “Nếu được chấp thuận, toàn dân sẽ ăn mừng lễ kỷ niệm dân chủ của Brazil. Với dự án này, chúng tôi cực kỳ hy vọng nó sẽ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa xảy ra vì còn cần trải qua nhiều quá trình phức tạp khác.” Nói chung, đây là một ứng dụng to lớn cho công nghệ Blockchain. Bằng cách này, nó đã cho phép mọi người tạo và ký đơn kiến nghị một cách tối ưu nhất về chi phí lẫn thời gian để thu thập đầy đủ chữ ký cử tri. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất là khi mọi người sử dụng chúng quá đại trà, dễ dẫn đến một số kiến nghị phù phiếm, vô ích được đưa ra. Suy cho cùng, nền dân chủ cũng không hề dễ dàng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về động thái này của Brazil? Liệu các quốc gia khác có nên đi theo hướng này để ngày càng hiện đại hóa, công nghệ hóa các hệ thống, bộ máy chính trị cồng kềnh, phức tạp? Theo Bitcoinist. Biên dịch Tiendientu Đăng lại bởi Blogtienao.com The post Brazil đề xuất đưa hệ thống bầu cử và kiến nghị lên mạng Ethereum appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao