Ripple – một đồng Altcoin đã từng khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng khi mãi không lên nổi 1 USD, thế nhưng thời gian gần đây nó đã khiến các holder mãn nguyện nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình. Nhưng khoan hãy bàn đến giá cả. Vấn đề hiện tại là tìm hiểu rõ ngọn nguồn về cáo buộc Ripple Labs có quyền đóng băng số dư của chủ tài khoản. Nếu đúng thật vậy, đây sẽ là mối lo ngại đáng nói đối với cộng đồng. Giá ripple giảm 34% trước nghi vấn đồng tiền này được sử dụng trong các ngân hàng chỉ là bịa đặt Coinbase phủ nhận tin đồn niêm yết thêm đồng tiền số mới (Ripple) Ripple: phá đỉnh ở mức 3 USD, đang hướng tới cột mốc 4 USD Tính năng Balance Freeze Theo tìm hiểu, vào tháng 8.2014, Ripple đã âm thầm ra mắt một tính năng Balance Freeze. Tính năng này đã được thử nghiệm trên thực tế một vài tháng sau đó, khi đồng sáng lập Ripple, Jed McCaleb rút hàng tỷ vốn đầu tư của mình vào XRP sau khi rời khỏi công ty. Dù trước đây, ông đã ký thỏa thuận không được bán quá quá 10.000 USD XRP trong một tuần. Trước hành động của McCaleb, Ripple đã không để yên và bắt đầu sử dụng tính năng Balance Freeze. Sau đó, sàn Bitstamp (nơi McCaleb đã thực hiện giao dịch) đã đệ đơn kiện giải quyết tranh chấp giữa ông và Ripple Labs. Tuy nhiên, dù trước đây từng có vài tin tức về việc này, nhưng fan của Ripple hầu như không hề để tâm. Trên trang Freeze của Ripple, họ nhấn mạnh: “Không ai có thể đóng băng XRP.” Vậy sự thật của vấn đề là gì? Ripple có thể tùy ý đóng băng tiền của user hay không? Một nửa của sự thật Câu trả lời cho vấn đề này nằm trong tài liệu mà công ty phát hành vào năm 2014. Trong đó có một đoạn giới thiệu về Balance Freeze, nêu rõ: “Các phần mở rộng giao thức cho phép các cổng có khả năng… đóng băng tiền của một khách hàng cụ thể. Số tiền bị đóng băng chỉ được gửi lại cho người phát hành cổng vào. Tính năng này tạo ra một cổng giúp đóng băng tất cả số dư do nó phát hành ra.” Ripple sử dụng một sổ cái phân phối được gọi là giao thức Ripple mà mỗi cổng Ripple – chủ yếu là một ngân hàng – lưu giữ một bản ghi. Bitstamp, Gatehub và The Rock Trading là một số cổng kết nối chính với Ripple. Ví dụ: Mua Ripple trên Bitstamp và giao dịch sẽ không hiển thị trên giao thức Ripple. Sổ cái sẽ chỉ ghi lại hoạt động giao dịch của số tiền khi rút tiền từ ví Bitstamp sang ví XRP của khách hàng. Khẳng định “Không ai có thể đóng băng XRP” chỉ là một nửa của sự thật. Ripple không có quyền cưỡng chế tiền từ ví XRP cá nhân của khách hàng. Ví dụ: Họ không thể khống chế số tiền mà chủ sở hữu lưu trữ trên ví Nano S. Nếu các khoản tiền đó được lưu trữ bởi cổng Ripple chưa khả dụng với tính năngFreeze. Các khách hàng cứ yên tâm vì tính năng này sẽ hoàn toàn vô tác dụng. Lẽ dĩ nhiên, Ripple Labs không hề muốn đóng băng tài khoản của bất kỳ ai. Điều đó không tốt cho kinh doanh. Tuy nhiên, một đồng cryptocurrency lại cho phép một cơ quan tập trung có quyền hạn đóng băng tài khoản của user, đã đi ngược lại với mục đích hoạt động theo lẽ thường. Như Ripple giải thích, tính năng này cung cấp khả năng “đóng băng các đợt phát hành tài khoản cá nhân để điều tra hoạt động đáng ngờ”. Sở hữu XRP ở một quốc gia thù địch với crytpo; sở hữu một lượng lớn XRP bất thường; đăng ký vào một sàn giao dịch tại cổng Ripple từ một quốc gia bị cấm. Tất cả đều là lý do để Ripple Labs đóng băng tài khoản của bạn. Nói tóm lại, nếu một có quan luật pháp nghi ngờ holder crypto tham gia vào hành vi phi pháp. Họ cần sự cho phép từ tòa án để thu giữ số dư giao dịch của cá nhân đó. Đồng thời phải nộp bằng chứng cho thấy có lý do chính đáng để làm như vậy. Nhưng nếu một giao dịch đáng ngờ đó là một cổng Ripple, họ chỉ cần nhấc điện thoại lên và yêu cầu sử dụng tính năng Balance Freeze. Và đó là sự khác biệt giữa Ripple và các crypto khác. Theo News.Bitcoin. Biên dịch Tiendientu Đăng lại bởi Blogtienao.com The post Các cổng Ripple có thể đóng băng tài khoản người dùng bất kỳ lúc nào appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao