Lý do thác Niagara không đóng băng hoàn toàn

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 6, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 195)

    [​IMG]

    Thác Niagara không bị đóng băng hoàn toàn. Video: National Geographic.


    Một số nơi trên thác Niagara trông như bị đóng băng bởi những sông băng thu nhỏ và trụ băng dài hình thành quanh miệng tháp nhưng thực tế không hẳn như vậy. Nước vẫn chảy bên dưới lớp băng, theo Niagara Parks. "Thác Niagara không thể đóng băng hoàn toàn do dòng nước, lưu lượng nước chảy qua và rào chắn băng được dựng ở xa hơn trên thượng nguồn sông", CBC dẫn lời Janice Thomson, chủ tịch Ủy ban Công viên Niagara.

    Thomson đứng quan sát thác Niagara hôm 3/1. "Bạn có thể đứng đó và lắng nghe tiếng nước chảy ầm ầm. Bạn sẽ cảm nhận thấy sức mạnh của nước và sau đó có tiếng băng vỡ. Đó là điều hết sức tự nhiên. Bạn sẽ nhận ra sức mạnh của nước sẽ luôn chiến thắng", Thomson nói.

    Rào chắn băng được dựng giữa thị trấn Fort Erie và thành phố Buffalo để chặn lớp băng. Công trình dài 2,7 km và tạo thành từ những cầu nổi bằng thép dài 10 mét.

    Tốc độ chảy của dòng nước

    Theo Niagara Parks, 75% nước chảy từ hồ Erie dọc sông Niagara bị đổi dòng cách cụm thác khoảng một kilomet. Nước chảy qua các đường hầm và kênh đào để phục vụ nhu cầu thủy điện, sau đó đổ trở lại vào hạ nguồn sông Niagara.

    Vào mùa hè, chỉ 50% lượng nước bị đổi dòng, do đó nước chảy qua cụm thác nhiều hơn. Khoảng 85 triệu lít nước đổ xuống thác trong suốt mùa đông so với các tháng mùa hè, khi lượng nước chảy qua vào khoảng 170 triệu lít nước mỗi phút. "Với ít nước chảy qua thác hơn, băng càng dễ tích tụ hơn, tạo nên vẻ ngoài giống như thác đóng băng", Niagara Parks cho biết.

    Thỏa thuận về lượng nước chảy

    Hiệp định Niagara năm 1950 giữa Canada và Mỹ quy định lượng nước tối thiểu chảy qua thác. Các điều khoản cũng thống nhất việc sử dụng nước chảy từ hồ Erie. Từ ngày 31/10 đến 1/4, lượng nước chảy tối thiểu vào cả ban ngày và ban đêm là 50.000 mét khối/giây. Trong mùa hè, mức quy định là 100.000 mét khối nước vào ban ngày và 50.000 mét khối nước vào ban đêm.

    "Quy định về lượng nước tối thiểu được áp dụng để bảo tồn cảnh quan của cụm thác và đảm bảo sự cân bằng giữa cảnh đẹp và những tác động của du lịch, đồng thời đáp ứng nhu cầu về thủy điện của hai nước", Aaron Thompson, chủ tịch Ban quản lý Niagara quốc tế, cho biết.

    Theo Thompson, quy định về lượng nước tối thiểu được duy trì bất kể điều kiện thời tiết. "Dòng sông chảy liên tục không gián đoạn trong mùa đông hay mùa hè. Chỉ là nước chảy quá nhanh", Thompson nói.

    Theo hiệp định, nước được chia theo ba hướng qua thác nước, công ty sản xuất điện Ontario Power Generation (OPG) và Cơ quan điện New York. Đập kiểm soát quốc tế (International Control Dam) chia nước qua 18 cửa ngầm.

    Gerry Foote, phó giám đốc điều hành hoạt động ở Niagara của OPG, làm việc ở một trạm phát điện cách đập 10 km. "Nước chảy qua thác ít hơn có nghĩa chúng tôi sản xuất nhiều điện hơn bởi chúng tôi dẫn nước qua các trạm điện", Foote chia sẻ.

    Dùng tàu phá băng

    Trong điều kiện nhiệt độ liên tục ở mức âm suốt thời gian qua, băng hình thành ngày càng nhiều hơn dọc theo rào chắn băng, buộc nhà chức trách phải dùng tàu phá băng. Theo Foote, tàu phá băng của OPG được triển khai từ hôm 28/12 và chạy liên tục cả ngày để kiểm soát lượng băng bên trên thác, đẩy băng ra xa khỏi cửa hầm.

    Tuy mùa đông năm nay lạnh hơn so với năm ngoái, lượng băng tích tụ bên trên khác chỉ ở mức trung bình như trong một mùa đông lạnh bình thường, Foote cho biết. "Việc lớn nhất của chúng tôi là đảm bảo có đủ mọi phương tiện xử lý khi trông thấy những cột băng", Foote nói.

    Theo Forte, khi băng tích tụ, lớp băng che khuất nước chảy bên dưới. "Đôi khi mọi người trông thấy ít nước chảy qua thác hơn, họ có thể cho rằng không có nhiều nước, nhưng thực chất nước ẩn bên dưới băng", Foote chia sẻ.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lý do thác Niagara không đóng băng hoàn toàn

Share This Page