Bong bóng tiền ảo trong giới startup: Nếu Uber mất 6 năm đạt mốc tỷ USD thì những công ty...

Discussion in 'Thị trường' started by bboy_nonoyes, Jan 5, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 253)

    [​IMG]
    Nếu Uber mất 6 năm để trở thành một ‘con kỳ lân’ với vốn hóa tỷ USD thì IOTA – công ty mới có 1,5 năm tuổi nhưng có tổng giá trị vốn hóa những đồng tiền mã hóa của mình lên đến 10 tỷ USD. Uber hiện có giá trị trên 60 tỷ USD sau 8 năm thì Ethereum chỉ mất có 2 năm để đạt 94 tỷ USD. Rõ ràng, tiền mã hóa đang làm mọi thứ trở nên quá nhanh đến mức điên cuồng.


    2017 chắc chắn là năm mà thuật ngữ ‘tiền mã hóa‘ được nhắc đến nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây. Song hành với những đồng tiền mã hóa này, người ta cũng không thể không nhắc đến những dự án gọi vốn bằng tiền ảo (ICO) đã vô cùng nở rộ trong năm 2017.

    Theo thống kê thì vào năm 2016, cứ mỗi tuần thì người ta lại thấy từ 1 -2 dự án ICO. Con số này tăng đến mức ‘kinh khủng’ trong năm ngoái khi có cả tá ICO ra mắt. Theo đà tăng giá của tiền mã hóa, các dự án ICO này cũng vô cùng có giá và nhà đầu tư cũng điên cuồng vì nó.

    Và vì thế, một quả bong bóng khổng lồ của thị trường này đang tạo ra hiện tượng giống hết như thời kỳ bong bóng dotcom: Các startup mới chỉ ra đời với thời gian tính bằng tháng, chưa IPO, thế nhưng đã sở hữu hàng chục triệu người dùng và giá trị công ty đã lên đến hàng chục tỷ USD.

    Không ai biết được những con số rất lớn này sẽ tăng trưởng tiếp, hay sẽ giảm về 0 khi thị trường có biến cố lớn. Nên nhớ đối với startup, giá trị 1 tỷ USD thực sự là một ước mơ – nấc thang tiêu tốn rất nhiều năm để đưa một công ty khởi nghiệp chính thức trở thành một ‘con kỳ lân’ (unicorn).

    Dưới đây chính là 3 tên tuổi các công ty đang ‘lớn nhanh như thổi’ nhờ thị trường tiền mã hóa này. Ví dụ, có công ty như IOTA mới có tuổi đời 1,5, tuy nhiên đã có giá trị khoảng tỷ USD và đã đứng ngang hàng hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ và tài chính như Microsoft hay PwC.

    Ethereum

    Ethreum gắn với tên tuổi của thiên tài trong giới tiền mã hóa và Blockchain là chàng trai trẻ mới 23 tuổi Vitalik Buterin. Hiện tại, Ethereum có vốn hóa thị trường là 94 tỷ USD.

    Đây là một nền tảng phân cấp làm việc với một loại cộng nghệ lần đầu được sử dụng với Ethereum là ‘hợp đồng thông minh’. ‘Hợp đồng thông minh’ cho phép các thỏa thuận được tự động thực hiện một cách minh bạch nhất, bỏ qua sự tác động hay sự cố tình thay đổi của con người.

    [​IMG]

    Nhà sáng lập sinh năm 1994 Vitalik Buterin đã bắt đầu được giới công nghệ chú ý khi đoạt giải Công nghệ Thế giới năm 2014. Đến ngày 30/7/2015, Buterin là những người đầu tiên khởi tạo dự án Ethereum. Dự án này đã có sự đình đàm ngay khi mới bắt đầu nhờ vào sự phát động của ông Jeffrey Wilcke, cựu phó chủ tịch của Amazon.

    Giờ đây, trong năm 2017, Ethereum là đồng tiền phổ biến hàng đầu với các dự án gọi vốn bằng tiền ảo. Cứ có 4 dự án thì có đến 3 dự án được xây dựng trên nền tảng Ethereum. Thậm chí, thật khó có thể tìm được một dự án ICO nào trong năm 2017 vận hành mà không nhờ Ethereum, trừ phi nó là lừa đảo!

    Với khoảng 13 triệu người sử dụng, Ethereum hiện đang đứng thứ ba trong toàn bộ các loại tiền mã hóa khác chỉ sau BitcoinRipple xét về lượng vốn hóa thị trường. Đồng thời. nhà sáng lập Vitalik Buterin cũng có tên trong Top 50 người có sức ảnh hưởng nhất của Bloomberg năm 2017.

    IOTA

    IOTA có vốn hóa thị trường khoảng 10 tỷ USD. Đây là một mã nguồn mở phân phối sổ kế toán về lĩnh vực Internet of Things.

    Điểm nổi trội của dự án là không có phí giao dịch, thời gian xác nhận thấp và ổn định, bất kể số lượng giao dịch của nó nhiều như thế nào. Nếu bạn muốn thực hiện một giao dịch, bạn phải chấp nhận hai giao dịch trước đó được hệ thống chỉ định. Ý tưởng đơn giản này giờ đây đã giúp IOTA được xướng tên trong top 10 những đồng tiền mã hóa hàng đầu.

    [​IMG]

    Dự án IOTA được khởi chạy từ tháng 7/ 2016. Đứng sau dự án có David Sonstebo và một loạt các doanh nhân khác. Trong tháng 11 năm nay, IOTA đã thông báo sự hợp tác chính thức với PwC, Microsoft , Deutsche Telekom và những công ty chính thống khác về mảng cung caasps data.

    Đồng thời, IOTA cũng nhận được đáng kể các khoản đầu tư từ Tập đoàn Bosch trong năm 2017 nayf. Tính đến tháng 11/ 2017 , nền tảng của IOTA đã có hơn 65.000 người sử dụng.

    Coinbase và sàn GDAX

    Coinbase laf một trong những ví tiền tệ kỹ thuật số hàng đầu, nền tảng cho sự mua bán giao dịch các đồng tiền Bitcoin, Bitcoin Cash, Ethereum và Litecoin. Nền tảng này là một trong ba dự án Blockchain có BitLicense – Giấy phép kinh doanh do New York State Department of Financial Services, tổ chức Chính phủ chịu trách nhiệm về cung cấp các dịch vụ tài chính của bang New York, Mỹ.

    [​IMG]

    Như thế, Coinbase chính là đơn vị được cấp phép để làm dịch vụ trao đổi tiền mã hóa đầu tiên tại Mỹ. Nhờ đó, Coinbase đã chứng minh được hoạt động đáng tin cậy của họ dưới sự giám sát chặt chẽ của Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ.

    Về nhà sáng lập, Brian Armstrong chính là Founder của Coinbase. Ông từng làm việc với Airbnb, Deloitte và IBM và Fred Ehrsam. Hiện tại, Coinbase và sàn giao dịch GDAX của nó đang có khoảng 13,3 triệu người dùng.

    Ripple

    Trong thời gian qua, Ripple chính là ngôi sao của thị trường. Vượt qua Ethereum, Ripple hiện có vốn hóa thị trường lúc này là khoảng 138 tỷ USD. Ripple quyết toán nhanh gọn và cung cấp dịch vụ đổi tiền với hệ thống liên ngân hàng. Mục tiêu chính của Ripple là xây dựng hệ thống chuyển tiền tốt hơn, hiệu quả hơn so với các hệ thống Paypal, Payoneer, Stripe…hiện tại.

    Ripple ra mắt vào năm 2012 và đang được nhiều ngân hàng hợp tác để đảm bảo cho các giao dịch giữa các ngân hàng được diễn ra thuận tiện nhanh chóng. Hiện nay, số ngân hàng đang làm việc với Ripple lên đến 75 ngân hàng trên khắp thế giới.

    [​IMG]

    Trong tháng 12 năm 2017, Ripple công bố rằng các ngân hàng từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu thử nghiệm Blockchain để thực hiện thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng với mức phí rẻ hơn.

    Công ty Ripple do Brad Garlinghouse, cựu phó chủ tịch cấp cao của Yahoo!, và Stefan Thomas, người sáng lập và là người đồng sáng lập của 6 tập đoàn khác chung tay cùng thành lập.

    Có tương tự những năm 199x: Những con số nhiều trăm % nhưng rồi kết thúc tất cả trong bi kịch!

    Nhìn lại thời điểm cuối thế kỷ 20, người ta thấy những câu chuyện với những con số ‘lạm phát’ tương tự

    Ngày 9/8/1995, Netscape thực hiện IPO. Giá mở cửa là 28 USD, kết thúc phiên giao dịch chạm mốc 73 USD. Trị giá thị trường Netscape đạt mức 1,07 tỷ USD ngay sau IPO.

    Hay như Yahoo. Kết thúc phiên IPO vào ngày 12/4/1996 ở mức 33 USD/cổ phiếu, trị giá thị trường của Yahoo đạt 760 triệu USD. Ngày 24/9/1998, đến lượt eBay kết thúc IPO ở mức trị giá thị trường 1,08 tỷ USD. Cổ phiếu công ty này kết thúc ở mức cao gần 3 lần so với giá bán ra.

    Chỉ hai tháng sau đó, theglobe.com lập kỷ lục tăng tới 606% giá bán cổ phiếu từ thời điểm mở IPO đến khi kết thúc. Vài tháng sau, VA Linux, một công ty chuyên sản xuất máy tính cài đặt Linux cho các doanh nghiệp và người dùng nhỏ lẻ, đã phá kỷ lục ấy với con số 698%.

    [​IMG]

    Thành công của Yahoo, eBay, theglobe hay VA Linux nói trên đều bắt nguồn từ tiền lệ của Netscape năm 1995: chưa cần phải làm ăn có lãi, bạn vẫn có thể đạt IPO “khủng”.

    Thế nhưng kết cục của những công ty này ra sao? Với riêng Netscape, đó là sự kết thúc trong bi kịch, không hẳn là bởi bong bóng dot-com sẽ vỡ mà bởi sự cạnh tranh quá khốc liệt của Microsoft. Các công ty khác trải qua thời kỳ bong bóng này cũng sống lay lắt, một số đã biến mất, chỉ còn một số còn trụ lại và đang là ông lớn của thế giới như Microsoft hay eBay.

    Theo cafeF.

    [​IMG]

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn: Thecoindesk.com​
     
  2. Facebook comment - Bong bóng tiền ảo trong giới startup: Nếu Uber mất 6 năm đạt mốc tỷ USD thì những công ty...

Share This Page