Chi nhánh mảng môi giới bán lẻ và ngân hàng thương mại Merrill Lynch của Bank of America đã đưa ra lệnh cấm khách hàng và các cố vấn tài chính của mình tham gia vào đầu tư Bitcoin. Theo tờ Wall Street Journal, sau khi xem xét bản chi chép nội bộ của Merrill Lynch, chi nhánh này đặc biệt chú ý đến Bitcoin Investment Trust của Grayscale, quỹ ủy thác đầu tư trực tiếp cryptocurrency đầu tiên trên thế giới. Một đoạn trích từ bản ghi chép nội bộ: “Quyết định đóng GBTC cho các giao dịch mới vì những lo ngại liên quan đến các tiêu chuẩn phù hợp của sản phẩm này.” Lệnh cấm trên được phổ biến cho 17.000 chuyên gia tư vấn của Merril Lynch. Công ty yêu cầu họ không được phép đầu tư vào Bitcoin và từ chối yêu cầu mua – bán của khách hàng vào quỹ Siulbert. Mặt khác, nếu sử dụng tài khoản môi giới cơ bản, các quỹ Bitcoin hiện tại vẫn có thể được duy trì. Nhưng trên tài khoản tư vấn có phí, điều này hoàn toàn ngược lại. Bank of America đã mua lại tập đoàn môi giới chứng khoán lớn nhất thế giới, Merrill Lynch với giá xấp xỉ 50 tỷ USD, tương đương 29 USD/cổ phiếu. Một phát ngôn viên của Merrill Lynch đã xác nhận lệnh cấm này. Đồng thời cho biết lệnh này được áp dụng trong toàn công ty và bao gồm luôn các hợp đồng tương lai Bitcoin. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 8.12, chỉ hai ngày trước khi CBOE triển khai sản phẩm Bitcoin mới. Đây là một tin hoàn toàn bất ngờ với Silbert. Ông trùm Bitcoin này chia sẻ bản thân ông chưa từng nghe nói đến công ty môi giới nào ban bố lệnh cấm tương tự. Trong email gửi tới Reuters, Silbert nói: “Chúng tôi mong muốn được nói chuyện với Merrill Lynch và trả lời mọi câu hỏi hoặc quan ngại nào về Bitcoin Investment Trust. Chúng tôi không biết, thậm chí chưa từng nghe qua về bất kỳ chính sách tương tự nào ở các công ty môi giới khác.” Các ngân hàng và công ty môi giới truyền thống từ Wall Street hầu như không mấy mặn mà với Bitcoin. Ngay cả khi hai tổ chức tài chính lớn như CME Group và CBOE đã bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin từ tháng 12 năm ngoái. Trước khi bắt đầu thị trường kỳ hạn Bitcoin, Citigroup, Bank of America và một số tổ chức khác cũng có động thái ngăn cản khách hàng đầu tư vào Bitcoin tương tự. Vài ngày sau khi ra mắt hợp đồng tương lai Bitcoin, giám đốc điều hành CBOE bác bỏ khiếu nại của Hiệp hội Giao dịch hợp đồng tương lai (FIA – Futures Industry Association), một nhóm vận động hàng lang Wall Street có sức ảnh hưởng mạnh. Nhóm này gồm những cái tên khá quen thuộc với cộng đồng crypto như JPMorgan Chase và Goldman Sachs. Họ gửi đến Ủy ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai Hoa Kỳ (US Commodity Futures Trading Commission) một lá thư khiếu nại, nội dung chủ yếu cho rằng việc tiến hành hợp đồng tương lai Bitcoin không minh bạch. Tuy nhiên, bức thư này lại bị Chủ tịch và Giám đốc điều hành CBOE, Edward Tilly đánh giá là “quá rẻ mạt” và “không đáng để nhắc tới.” Còn nhớ cách đây không lâu, tiendientu.org từng đưa tin Goldman Sachs dự định mở phòng giao dịch Bitcoin vào giữa năm 2018. Những tưởng động thái này của một ngân hàng lớn như Goldman sẽ xoa dịu được “cái đinh crypto” gây nhức nhối của Wall Street. Tuy nhiên, mọi thứ có lẽ không đơn giản như vậy. Chỉ khó hiểu vì sao sau khi dự định tiến vào lĩnh vực crypto, Goldman Sachs lại cùng JPMorgan khiếu nại CBOE? Cho đến gần đây, nhiều ngân hàng quốc gia và các chính phủ đã là đế chế độc quyền với người dân. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường cryptocurrency và fintech, dần dần các đồng tiền số được cho là “đồng tiền nhân dân” và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Dĩ nhiên, những “ông lớn” sẽ không để yên chuyện này. Năm 2017, hàng loạt lệnh cấm từ khắp nơi trên thế giới nhằm vào Bitcoin. Vói cơn sốt crypto đang diễn ra, giới chính phủ có thể mất lợi thế vì họ không thể in thêm tiền được nữa. Điều này gây ảnh hưởng đến thuế, và cuối cùng là sự kiểm soát của họ đối với toàn bộ nền kinh tế. Có lẽ động thái của Merrill Lynch là bằng chứng cho sự lo sợ của giới ngân hàng nói chung? Theo tiendientu. Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: Thecoindesk.com