Những màn đối đầu nảy lửa trong thế giới động vật năm 2017

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Dec 24, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 196)

    Tắc kè quẫy mình tẩu thoát khỏi rắn

    [​IMG]

    Một người dân ghi lại trận chiến giữa tắc kè tokay và rắn cây vàng trên một con phố ở Bangkok, Thái Lan, hôm 18/9. Rắn cuộn mình siết chặt tắc kè, còn tắc kè cũng cắn lấy đầu rắn. Một lúc sau, con rắn thoát khỏi miệng tắc kè trong khi vẫn quấn lấy nó.

    Tắc kè ban đầu không hề động đậy. Tuy nhiên, ngay khi con rắn lơ là cảnh giác, nó đột ngột giãy thoát khỏi vòng kìm kẹp và chạy thục mạng. Con rắn cố đuổi theo tắc kè một đoạn trước khi bỏ cuộc.

    Gà trống nuốt chửng rắn hổ mang chúa kịch độc

    [​IMG]

    Video cảnh một con gà trống ở Ấn Độ tấn công và nuốt gọn rắn hổ mang chúa để bảo vệ đàn gà được National Geographic đăng hôm 30/8. Những đòn mổ túi bụi của gà trống khiến con rắn quằn quại đau đớn, buộc phải tìm đường chạy trốn.

    Gà trống vừa nhảy vừa mổ để rắn hổ mang khó có thể phun nọc độc. Cuối cuộc đụng độ, gà trống nuốt chửng con rắn hổ mang sau khi kẻ thù của nó tỏ ra đuối sức.

    Ong bắp cày chích độc hạ gục nhện

    [​IMG]

    Cảnh tượng ong bắp cày tấn công nhện Tarantula to lớn được hai vợ chồng Karen và Matthew Perry ghi lại ở hoang mạc Sonora, Arizona, Mỹ.

    Trong video đăng trên Story Trender hôm 13/11, ong bắp cày Tarantula Hawk, loài vật ký sinh chuyên tấn công nhện Tarantula, liên tục đốt con nhện. Con nhện chật vật chống trả, sau đó bị nọc độc từ những cú chích của ong làm tê liệt. Nó cố gắng đứng dậy và di chuyển vài lần, nhưng cuối cùng cũng gục xuống.

    "Ong bắp cày cố gắng làm tê liệt nhện để có thể kéo con mồi về hang và đẻ trứng vào bụng nhện. Khi trứng nở, nó sẽ ăn thịt con nhện cho đến khi trưởng thành, quá trình này kéo dài khoảng một tháng", Perry giải thích.

    Chuột bật tung người song phi vào đầu rắn độc

    [​IMG]

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang San Diego, Mỹ phát hiện hành vi phản công kẻ săn mồi ở loài chuột nhảy hai chân trên sa mạc California. Họ lắp thiết bị truyền vô tuyến trên loài rắn độc sidewinder thuộc họ rắn lục, có tên khoa học Crotalus cerastes. Hệ thống camera ban đêm sau đó được thiết lập tại địa điểm đi săn của rắn.

    Nghiên cứu 36 cuộc chạm trán giữa rắn và chuột nhảy, các nhà khoa học phát hiện cú đớp tấn công của rắn diễn ra trong khoảng 100 mili giây, nhưng chuột vẫn đủ thời gian để nhận ra kẻ đi săn, phản ứng và thoát thân.

    Trong video đăng trên YouTube ngày 31/7, chuột nhảy thể hiện kỹ thuật bật cao, phóng xa và đá đầu rắn để chạy trốn. Nếu phát hiện rắn đang mai phục, chuột nhảy hai chân có hành vi dùng chân sau hất cát vào đầu rắn hoặc dậm chân như đánh trống. Lượng cát bị bắn trong một số trường hợp đủ chôn vùi một con rắn, buộc kẻ đi săn phải rời nơi ẩn nấp.

    Hà mã cứu linh dương đầu bò thoát hàm cá sấu

    [​IMG]

    Video đăng trên National Geographic hôm 29/8 ghi lại cảnh tượng linh dương đầu bò bị cá sấu ngoạm chân trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi. Linh dương cố gắng giãy thoát nhưng vô ích. Cuối cùng, linh dương thấm mệt và dường như không còn sức lực chiến đấu.

    Khi linh dương gần như bị cá sấu kéo chìm xuống nước, hai con hà mã gần đó bất ngờ lao đến xua đuổi cá sấu, khiến nó phải buông con mồi giữa chừng. Linh dương đầu bò trốn thoát nhưng nó khó có thể sống sót lâu với chiếc chân gãy.

    Hà mã thực chất không lao tới giải thoát linh dương mà có thể để bảo vệ lãnh thổ, theo Douglas McCauley, giáo sư tại Đại học California Santa Barbara.

    Thu Thảo

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những màn đối đầu nảy lửa trong thế giới động vật năm 2017

Share This Page