Với khả năng kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao, "siêu đậu" đang được kỳ vọng có thể giải quyết nạn đói cho nhiều khu vực ở châu Phi. "Siêu đậu" nói trên, được gọi là NABE15, đang được chính phủ Uganda và các chuyên gia nông nghiệp tích cực xúc tiến. Điều đáng chú ý là NABE15 được sản xuất bằng biện pháp lựa chọn di truyền thông thường chứ không phải bằng các công nghệ biến đổi gene gây tranh cãi, theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng phát triển bình thường trong điều kiện hạn hán. Người dân Uganda thu hoạch “siêu đậu” NABE15. (Ảnh: AP). Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) vừa ký thỏa thuận với một nhà sản xuất lớn nhằm cung cấp 21 tấn "siêu đậu" cho người tị nạn Nam Sudan trồng trọt. Các nhân viên cứu trợ hy vọng NABE15 sẽ khuyến khích dân tị nạn tự trồng lương thực thay vì phụ thuộc vào các nguồn hàng cứu trợ có nguy cơ bị cắt giảm nếu quỹ thiếu hụt. Bà Beatrice Okello, quản lý chương trình cấp cao của FAO ở Uganda, cho biết chỉ với 50kg NABE15, người trồng sẽ thu hoạch được 2 tấn đậu. Ông Robin Buruchara, Giám đốc Liên minh Nghiên cứu đậu châu Phi, cho biết "siêu đậu" nói trên được đánh giá cao vì chúng nhanh chín, ngọt và kháng sâu bệnh tốt hơn so với các loại đậu thông thường. Các chuyên gia nông nghiệp đang tìm cách sử dụng những công cụ di truyền với hy vọng tạo ra những loại hạt còn tốt hơn cả đậu NABE15, như tăng trưởng nhanh, chịu hạn hán và sâu bệnh tốt, giàu dinh dưỡng… Sau thành công ở Uganda, đậu NABE15 ngày càng phổ biến ở Nam Sudan - khu vực đang bị nạn đói đe dọa nghiêm trọng. "Mặc dù đối tượng hướng tới ban đầu là các nhóm nông dân và tổ chức ở Uganda, những người hưởng lợi từ siêu đậu đã vượt ra khỏi biên giới Uganda" - ông Debisi Araba, Giám đốc chi nhánh Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế ở châu Phi, chia sẻ. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV