'VnExpress là báo dẫn đầu trong chuyển đổi IPv6'

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Dec 9, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 205)

    Chiều 8/12, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia đã làm việc với Công ty FPT Online và báo điện tử VnExpress nhằm đánh giá kết quả triển khai IPv6.

    Ông Nguyễn Văn Ngọc, quản lý kỹ thuật bộ phận nội dung số của FPT Online, cho biết trong năm 2016, FPT Online đã triển khai IPv6 cho trang báo và dịch vụ gồm ione.vnexpress.net, raovat.vnexpress.net, shop.vnexpress.net, pay.vnexpress.net và Fptonline.net. Đến 2017, mở rộng phát triển sang các trang có lượng truy cập cao là trực thuộc VnExpress.net và Ngoisao.net. Dự kiến trong 2018, FPT Online sẽ hoàn thiện dịch vụ kết nối IPv6.

    [​IMG]

    Ban Công tác IPv6 làm việc với VnExpress về việc triển khai IPv6.

    Theo ông Ngọc, trong tổng lượng traffic tới các trang báo và dịch vụ mà FPT Online vận hành, có 10,3% là IPv6. Tỷ lệ IPv6 đến từ Việt Nam chiếm 76,92%, Mỹ là 17,02%, Nhật Bản và Canada đạt trên 1%. Trong tổng số tranffic quốc tế, có hơn 27,5% là IPv6, trong khi đó tỉ lệ này với tranffic Việt Nam đạt 8,55%.

    Với kết quả trên, ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Phó trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, đánh giá VnExpress là báo điện tử đi đầu tại Việt Nam trong việc chuyển đổi IPv6. Theo ông Tân, VnExpress không chỉ theo sát lộ trình chuyển đổi của quốc gia mà còn chủ động nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian triển khai. "Tỉ lệ hơn 10% traffic IPv6 mà FPT Online cũng như VnExpress đạt được là con số đáng kích lệ đối với một đơn vị nội dung quy mô lớn", ông Tân nhận xét.

    [​IMG]

    Ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam, Phó trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (bên phải).

    Quản lý kỹ thuật bộ phận nội dung số của FPT Online cho biết quá trình triển khai IPv6 diễn ra thuận lợi nhờ Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã sớm cấp IPv6 từ giai đoạn 2011-2012. Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật viên của FPT Online nhanh chóng làm chủ công nghệ, bám sát chỉ đạo và kế hoạch của VNNIC.

    Trưởng phòng Hạ tầng FPT Online Nguyễn Ngọc Sơn, cho rằng khó khăn nhất trong chuyển đổi IPv6 là đảm bảo hệ thống báo và dịch vụ luôn thông suốt. "Với đặc thù của VnExpress là báo lượng truy cập lớn, cả ở Việt Nam và quốc tế nên phương án triển khai phải đảm bảo không gây gián đoạn cho độc giả", ông Sơn nói. "Vì vậy đội ngũ kỹ thuật đã xây dựng một hệ thống mới phục vụ riêng cho IPv6, thử nghiệm nội bộ sau đó mở rộng từng phần".

    Ra đời ngày 26/2/2001, VnExpress là báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không ra bản in giấy. VnExpress có 46 triệu người đọc thường xuyên (user), tạo ra 15,8 tỷ lượt truy cập (pageview) trong năm 2016, theo Google Analytics. Mỗi tháng, báo thu hút hơn 1,2 tỷ pageview, trong đó 40% thiết bị truy cập là máy tính, 54% bằng điện thoại và 6% thông qua máy tính bảng.


    Địa chỉ IP là chuỗi số được phân cho mỗi website hay thiết bị kết nối Internet. Giao thức IPv4 chứa 4,3 tỷ địa chỉ IP nhưng sự bùng nổ của các thiết bị có khả năng hỗ trợ Internet toàn cầu, đặc biệt là các thiết bị di động, khiến nguồn địa chỉ này cạn kiệt từ năm 2011. Giao thức IPv6 đã ra đời, mang đến không gian địa chỉ lớn hơn, dễ quản lý với cấu trúc định tuyến phân cấp, bảo mật cao và hỗ trợ thiết bị di động tốt hơn.

    Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 do Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra được chia làm ba giai đoạn, trong đó giai đoạn một là giai đoạn chuẩn bị trong các năm 2011-2012, giai đoạn hai là giai đoạn khởi động, kéo dài từ 2013 đến 2015 và cuối cùng là giai đoạn chuyển đổi từ 2016 đến 2019.

    Tính đến 6/2017, tỉ lệ triển khai IPv6 của Việt Nam đạt khoảng 9% (theo APNIC) với 4.300.000 người dùng IPv6 (số liệu của Cisco), đứng thứ 3 khu vực ASEAN, đứng thứ 5 khu vực Châu Á.

    Đình Nam

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - 'VnExpress là báo dẫn đầu trong chuyển đổi IPv6'

Share This Page