Bạn dự định sẽ làm gì sau khi tạo ra một đồng tiền kỹ thuật số trị giá hàng tỷ đô la? Công ty con của Amazon đăng ký 3 tên miền liên quan đến Ethereum và Cryptocurrency Vitalik Buterin: Ngân hàng trung ương khó có thể cạnh tranh với Cryptocurrency Ngân hàng lớn nhất của Nga gia nhập Liên minh doanh nghiệp Ethereum Một hacker hiền lành, 23 tuổi trong chiếc áo phông “Doge” màu xanh lá cây đã cho chúng tôi câu trả lời hôm nay. Tại hội nghị hàng đầu của Ethereum – Devcon, nhà sáng lập dự án Vitalik Buterin đã tiết lộ với cộng đồng và giới truyền thông về kế hoạch trong tương lai của Ethereum Blockchain mà theo như anh gọi đây là những “đề xuất khiêm tốn” cho lộ trình 3-4 năm phát triển này. Đáng chú ý nằm ở phần cốt lõi mà Buterin mang tới đó là các thay đổi kỹ thuật của Ethereum được gọi là “sharding”. Đây chính là chiến lược về kỹ thuật mang tính vững chắc nhất từ trước đến giờ do anh đề xuất. Tại buổi hội nghị, Buterin đã gợi ý lộ trình giải quyết các vấn đề hiện đang xảy ra trên nền tảng cũng như xoáy sâu vào khả năng mở rộng dự án đến từ các nhà phát triển khi mà các node trên mạng Ethereum hầu như phải “ôm” hết toàn bộ dữ liệu diễn ra trên mạng, điều này sẽ gây ra sự quá tải cực độ lên các node khi mở rộng mạng lưới mà không có các giải pháp giải quyết thích hợp. Lượng các giao dịch hoạt động trên blockchain tăng dần theo cường độ lớn hơn so với vài năm trước hiện với hơn 20.000 node đang hoạt động trên mạng. Điều này đang gây quá tải lên mạng lưới của Ethereum. Khả năng mở rộng có lẽ là vấn đề được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Mạng lưới giờ đây là một nghĩa trang của dây chuyền hệ thống đang gào thét giải quyết sự chật hẹp và quá tải này. Đây là một bước đi táo bạo và cũng đầy khó khăn thách thức đối với đội ngũ. Chi tiết về dự án Buterin tin rằng sharding là giải pháp “khả thi” cho vấn đề này. Một cách để phân vùng dữ liệu thành các tập con, lấy cảm hứng từ các cơ sở dữ liệu truyền thống trên máy tính với ý tưởng mỗi node chỉ phải gánh một phần nhỏ trong tổng dự liệu mạng lưới, khi đó các node sẽ dựa lên nhau cùng hoạt động. Làm thế nào để triển khai giải pháp này mà không gặp phải vấn đề các node gửi nhầm dữ liệu cho nhau. Chàng hacker 23 tuổi đã thấy được tiềm năng của cơ sở hạ tầng sharding có thể giải quyết cả khả năng mở rộng lẫn quản trị – vừa bảo đảm rằng hệ thống được duy trì mà vẫn kiểm soát được toàn bộ công việc. Cơ sở hạ tầng sharding được chia làm hai phần đó là: Mảng chính (Main Shard) bao gồm mạng Ethereum hiện tại, và các mảng khác được Buterin gọi là “vũ trụ”. Tuy vậy, anh tin rằng việc phân chia làm hai phần như trên sẽ dẫn đến các lỗi nghiêm trọng đe dọa blockchain chính. Nhưng bằng cách này, nền tảng ethereum vẫn giữ được sự ổn định trong lúc đó các nhà phát triển vẫn sẽ tiến hành thử nghiệm trên mạng lưới. Mảng vũ trụ – nơi mà cả cộng đồng đang hoạt động ở trong vài năm gần đây sẽ liên tục chuyển đổi rất nhanh chóng. Tầm nhìn trong tương lai Lộ trình của Buterin cũng bao gồm kế hoạch nâng cấp lên máy ảo Ethereum (EVM), công nghệ biên dịch mã smart contract và truyền tải nó tới mạng. Ngoài ra còn có eWASM một phần mềm cho phép Ethereum chạy trên một trình duyệt web Một ý tưởng khác được gọi là “khách hàng không quốc tịch” – một đề xuất về cách khách hàng có thể đồng bộ với mạng một cách nhanh chóng hơn. Nhưng trong tất cả, sharding sẽ là thay đổi lớn nhất trong vòng 3-4 năm tới. Đội ngũ phát triển hiện đã bắt tay vào nghiên cứu phát triển cho dự án trên cùng rất nhiều công việc khác trên lộ trình phát triển sắp tới của Ethereum Buterin kết luận: Về cơ bản chúng tôi chỉ là một minh chứng của khái niệm trong python. Theo Coindesk. Biên dịch bởi tiendientu.org Đăng lại bởi Blogtienao.com The post Vitalik Buterin tiết lộ tầm nhìn trong tương lai của Ethereum appeared first on Blogtienao.com. Nguồn: Blogtienao