Thạc sĩ Nguyễn Văn Học, Phòng khám Nam học - Tình dục, Khoa Tiết niệu Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chỉ ra một số quan niệm sai lầm về hành vi nguy cơ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chỉ người có nhiều bạn tình mới mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục Thực tế chỉ cần quan hệ tình dục một lần cũng có thể mắc bệnh tình dục, vì đối tác đã hoặc đang có nhiều bạn tình. Mang bao cao su khi quan hệ sẽ bảo vệ bạn 100% Bao cao su là công cụ an toàn nhất giúp bạn phòng tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên biện pháp này không thể đảm bảo phòng ngừa hết tất cả bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà... Dù vậy, dùng bao cao su đúng cách cũng giúp giảm đáng kể cơ hội lây lan các bệnh truyền qua đường tình dục. Ảnh minh họa: News. Không có triệu chứng tức là chưa nhiễm bệnh Nhiều bệnh nhân nghĩ khi không có triệu chứng của bệnh tình dục có nghĩa là họ không bị nhiễm. Thực tế hầu hết bệnh ẩn nấp trong cơ thể mà không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài ngay. Bệnh tình dục chỉ phát tán trong vài khu vực nhất định Có bệnh nhân nói không biết người mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục, khu vực họ sống không có bệnh này. Thực ra bệnh tình dục có mặt khắp nơi và người nhiễm không biết được. Quan hệ xâm nhập mới nhiễm bệnh tình dục Nhiều người nghĩ là khi giao hợp ngả âm đạo hoặc hậu môn mới lây nhiễm bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, giao hợp ngả âm đạo hay hậu môn là hai đường lây truyền thường gặp, nhưng hoạt động khác như bằng miệng, dùng thuốc đường tĩnh mạch, xăm mình cũng có thể gây bệnh. Một số phụ nữ nghĩ rằng bệnh chỉ có thể truyền qua cơ thể họ khi người đàn ông xuất tinh trong âm đạo. Tuy nhiên, bệnh có thể truyền bằng miệng, qua âm đạo, qua hậu môn mà không cần phóng tinh. Dịch tiết âm đạo và dịch tiết của tuyến Cowper của nam giới chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh tình dục. Nói chung hầu hết tất cả các hành vi tình dục tiếp xúc với bạn tình đều có nguy cơ bị bệnh truyền qua đường tình dục. Hoạt động tình dục càng sâu đậm thì nguy cơ mắc và lây truyền bệnh tình dục càng cao. Tiếp xúc tình dục bằng đường miệng hoặc qua da có thể truyền một số bệnh tình dục bất kể mức độ tiếp xúc dịch của cơ thể hai người như thế nào. Uống thuốc ngừa thai sẽ bảo vệ bạn khỏi bệnh tình dục Một số bệnh nhân nữ đến khám bệnh tình dục nói rằng: "Tôi đang uống thuốc ngừa thai, tôi đã được bảo vệ không bị bệnh lan truyền qua đường tình dục". Thực tế ngừa thai bằng hormone không có tính bảo vệ chống lại bệnh lan truyền qua đường tình dục. Quan hệ một lần không thể lây bệnh tình dục Nhiều bệnh nhân nói rằng họ không thể bị bệnh tình dục khi mới giao hợp lần đầu. Thực tế không phải vậy, nguy cơ mắc bệnh lan truyền qua đường tình dục không phụ thuộc ở lần thứ mấy. Bệnh tình dục không quá nguy hiểm Có người nghĩ rằng bệnh lan truyền qua đường tình dục không nguy hiểm vì dễ điều trị. Sau đó cơ thể bệnh nhân sẽ có miễn dịch chống lại bệnh trong tương lai. Thực tế, nhiều bệnh lan truyền qua đường tình dục nếu không được điều trị có thể nhiễm sang các bộ phận khác của đường sinh dục và gây vô sinh. Thậm chí một số bệnh tình dục không thể chữa khỏi có thể dẫn đến tử vong. Người "đạo mạo" sẽ không mắc bệnh tình dục Nhiều phụ nữ nghĩ đàn ông ăn mặc sạch, đẹp, chải chuốt gọn gàng là người ít có nguy cơ bị bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, vi trùng, virus, ký sinh trùng không từ bỏ bất cứ ai. Bệnh tình dục chỉ lây truyền trong nhóm dân số có thu nhập thấp Nhiều người tin rằng bệnh tình dục chỉ lây nhiễm phổ biến trong nhóm dân có thu nhập thấp. Thực tế, bệnh này rải rác trong tất cả các giai tầng xã hội. Cắt bao quy đầu giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục Nhiều bệnh nhân đi cắt bao quy đầu vì nghĩ rằng sẽ làm giảm lây lan bệnh lan truyền qua đường tình dục. Thực tế, chỉ có vài nghiên cứu ở châu Phi đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là tình trạng lây nhiễm HIV, nhưng chưa đủ chứng cứ khẳng định cắt bao quy đầu làm giảm nguy cơ lây lan bệnh tình dục. Trần Ngoan Mua hàng tại Tin Học Như Ý Nguồn: VNExpress