Một bức hình đã khiến cư dân mạng phải hoang mang tột độ, không hiểu là loài vật gì nữa. Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ "chụp cộng hưởng từ" - MRI chưa? Đó là một phương pháp tạo hình cắt lớp bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio, cho phép bạn tái tạo lại hình ảnh của một vật thể mà không cần trực tiếp can thiệp vào nó. MRI được áp dụng nhiều nhất trong những ca quét não, vì đây là bộ phận không thể tùy tiện đụng chạm. Tuy vậy, những hình ảnh sau khi quét não MRI đôi lúc sẽ khiến con người ta cảm thấy cực kỳ khó hiểu. Đó là những gì mà Ben Inglis - một chuyên gia về MRI từ ĐH California đã thực hiện rất nhiều lần trên Twitter cá nhân của anh. Inglis đã từng đăng những hình chụp não của cá heo, cá voi, thậm chí là cả một chú chó đang tập luyện. Nhưng mới đây, anh đang khiến cư dân mạng dậy sóng vì một bức hình quá sức trừu tượng kèm câu hỏi: "Đây là loài vật gì?". Bạn có đoán được không? Bức hình nhanh chóng "câu" được hàng ngàn lượt tweet. Nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó có người cho rằng đây là não của một con cá hồi, hoặc một con cá hề, thậm chí là... một con Porg trong phim Star War. Rốt cục chẳng ai đoán đúng cả. Inglis cho biết, đây là hình chụp cắt lớp MRI của một con sư tử biển 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, câu chuyện tiếp theo được tiết lộ đã khiến tất cả trùng xuống: chú sư tử biển đã chết vì nhiễm leptospirosis - một loại vi khuẩn nguy hiểm với cả con người và nhiều loài động vật khác. Cộng hưởng từ MRI là gì? Có thể nói, phương pháp quét não MRI là một đột phá của công nghệ. Bằng việc áp dụn từ trường cực mạnh lên các phân tử nước trong cơ thể, proton bên trong các nguyên tử hydro sẽ sắp xếp theo một hướng, giống như cách la bàn hoạt động vậy. Các đợt sóng radio cực mạnh sẽ được bắn vào, nhằm phá bỏ tạm thời sự sắp xếp ấy. Các proton sau đó lại tiếp tục quay về vị trí cũ, và quá trình này lại phát ra những đợt sóng radio phản hồi. Nhờ vào đó, chúng ta có thể soi vào những bộ phận nằm ở những vị trí không thể sử dụng máy móc thông thường, qua đó đưa ra chẩn đoán dễ dàng hơn. Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn KhoaHoc.TV