"Trồng"… da người trong phòng thí nghiệm

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 10, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 229)

    Giống như người ta trồng một cái cây, các nhà khoa học đã nuôi mảnh da người rất nhỏ, lớn lên đủ để bao phủ cơ thể bé trai 9 tuổi bị mất 80% da.

    Lấy da ở đâu, sợ thiếu da để ghép luôn là vấn đề khiến các phẫu thuật viên đau đầu trong các ca mổ. Điều tương tự xảy ra ở các ca bệnh da liễu, khi làn da của bệnh nhân bị tàn phá tới mức không còn có thể lấy đâu ra da để tái tạo.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học đã tạo ra lượng da ghép đủ đế bao phủ hầu như toàn bộ cơ thể cậu bé - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

    Với trường hợp của cậu bé 9 tuổi người Syria tên Hassan, người đã mất đến 80% da sau một cơn bệnh hiếm, cơ hội sống tưởng như chỉ bằng 0. Cậu có thể phải trải qua những ngày cuối đời đau đớn trong phòng cách ly dành cho bệnh nhân bỏng vì không có da.

    [​IMG]
    "Bản đồ" phần da bị mất của Hassan - (ảnh: NATURE).

    Thế nhưng, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Michele De Luca, Đại học Modena, Ý, đã làm giới khoa học ngạc nhiên khi "trồng" thành công một bộ da người trong phòng thí nghiệm để ghép cho Hassan. Mọi người bảo công "trồng" da vì công trình có vẻ chẳng khác gì việc trồng cây. Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, ông đã khiến mẩu da chỉ 3,81cm2 sinh trưởng thành cả một bộ da người.

    [​IMG]
    Một mảnh da chuẩn bị được ghép - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

    Cậu bé Hassan mắc bệnh từ năm 2013, khi vừa cùng gia đình từ Syria đến Đức tị nạn. Căn bệnh di truyền mang tên epidermolysis bullosa, do đột biến ở gen LAMB3 đã làm xuất hiện những mụn nước trên toàn cơ thể, da mỏng manh và cuối cùng cậu bé mất hẳn đến 80% da, chỉ còn da đầu và một miếng nhỏ ở chân trái.

    Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Đồng thuộc Đại học Ruhr – Bochum (Đức) đã cố cứu cậu bằng cách ghép da từ người cha, nhưng cuối cùng đã bị thải ghép. Cậu bé đành nằm chờ chết trong khoa bỏng của bệnh viện. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với cậu khi nhóm nghiên cứu Ý nhận lời làm một thử nghiệm táo bạo.

    [​IMG]
    Sau một thời gian ghép da, da cậu bé đã bắt đầu được tái tạo - (ảnh: NATURE).

    Trong bài mô tả trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đã biến đổi gen các tế bào ở mẩu da bệnh nhân bằng cách cung cấp một phiên bản lành mạnh của gen LAMB3 vào nhân trước khi nuôi lớn mẩu da, khiến bệnh nhân khỏi bệnh sau khi được ghép da.

    Bộ da mới với lớp biểu bì khỏe mạnh đã được ghép lên người Hassan như một tấm chăn phủ vào năm 2015. Từ đó đến nay, cậu bé tiếp tục được chăm sóc đặc biệt để lớp biểu bì mới dần dần biến thành bộ da hoàn chỉnh. Sau khi ghép, các tế bào gốc trong lớp biểu bì tiếp tục hoạt động và tạo nên những lớp da sâu hơn.

    [​IMG]
    Hai năm sau, Hassan hoàn toàn hồi phục - (ảnh: DAILY MAIL).

    Mới đây, nhóm nghiên cứu đã có thể khẳng định mình thành công khi Hassan vừa được xác định là hồi phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường. Cậu bé năm nay 9 tuổi, đã có thể đi học và tiết lộ rằng mình biết chơi bóng đá.

    Nhiều nhà khoa học khác đã bày tỏ sự khâm phục và kinh ngạc trước kết quả mà nhóm nghiên cứu người Ý đã tạo ra. Đặc biệt, lần đầu tiên, công nghệ tế bào gốc và công nghệ gen được kết hợp với nhau, tạo nên điều kỳ diệu.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - "Trồng"… da người trong phòng thí nghiệm

Share This Page