Khủng long có thể không tuyệt chủng nếu thiên thạch rơi nơi khác

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 10, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 208)

    [​IMG]

    Sự kiện tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất 66 triệu năm trước khiến loài khủng long tuyệt chủng. Ảnh minh họa: Science Photo Library.

    Các nhà nghiên cứu tính toán khả năng tiểu hành tinh gây ra thảm họa cho loài khủng long tiền sử rất thấp nếu rơi ở nơi khác trên bề mặt Trái Đất, Guardian hôm qua đưa tin.

    Tuy nhiên, tiểu hành tinh đường kính 9 km đâm trúng địa điểm ngày nay là bán đảo Yucatan của Mexico, nơi mật độ hydrocarbon trong đá cao tới mức muội than và hạt aerosol sulphate bay thẳng lên trời gây lạnh giá và hạn hán trên toàn cầu. Miệng hố va chạm gần thị trấn Chicxulub rộng 180 km và sâu 20 km.

    [​IMG]

    Mô phỏng ngày khủng long diệt vong. Video: BBC.


    Trong báo cáo đăng trên tạp chí Scientific Reports, nhà nghiên cứu Kunio Kaiho và Naga Oshima ở Đại học Tohoku, Nhật Bản, cho biết các tính toán cho thấy chỉ 13% bề mặt Trái Đất chứa nhiều quặng hydrocarbon tới mức đủ gây ra đại tuyệt chủng với sức tàn phá lớn như vậy.

    Nhắc tới số phận của loài khủng long, Kaiho, giáo sư cổ sinh vật học, nói: "Chúng thật kém may mắn. Về phía chúng ta, sự tuyệt diệt của khủng long cho phép động vật có vú sinh sôi".

    Thảm họa 66 triệu năm trước kích hoạt sóng thần và động đất trên khắp hành tinh. Vật chất bắn vào tầng bình lưu che khuất Mặt Trời và làm nhiệt độ Trái Đất giảm tới 10 độ C. Hệ sinh thái của hành tinh nhanh chóng sụp đổ, với các loài cây mọc trên mặt đất khô héo và khủng long bị tiêu diệt đột ngột. Tác động tàn phá của vụ va chạm với tiểu hành tinh khiến 75% động vật trên đất liền và ở biển tuyệt chủng.

    Theo Kaiho, nếu tiểu hành tinh đâm xuống nơi đất đá chứa ít vật liệu hữu cơ hơn, Trái Đất sẽ không bị giảm nhiệt độ hoặc giảm rất ít.

    Trong nghiên cứu, Kaiho và Oshima xác định lượng muộn than và sulphate bắn vào tầng bình lưu sau vụ va chạm với tiểu hành tinh mô phỏng, tùy theo lượng hydrocarbon và sulphate trong đất. Họ nhận thấy tiểu hành tinh phải thổi bay 230 - 2.300 tấn muội than vào khí quyển để có thể làm mát hành tinh tới điểm thúc đẩy đại tuyệt chủng. Nhưng chỉ 13% bề mặt Trái Đất chứa đủ hydrocarbon để đạt được điều này.

    Nhóm nghiên cứu kết luận muội than trong tầng bình lưu có thể là yếu tố chính dẫn tới cái chết của loài khủng long. "Địa điểm va chạm với tiểu hành tinh đã làm thay đổi lịch sử sự sống trên Trái Đất", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

    Phương Hoa

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Khủng long có thể không tuyệt chủng nếu thiên thạch rơi nơi khác

Share This Page