Tháng 8/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mở cuộc điều tra nhằm vào cáo buộc Trung Quốc thường xuyên sao chép, ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Mỹ đang có mối lo ngại lớn hơn, đó là sự đặt cược một cách rất nghiêm túc của Bắc Kinh vào các công nghệ của tương lai như trí tuệ nhân tạo, xe hơi điện và chip máy tính. Trí tuệ nhân tạo Tổng thống Nga Vladimir Putin dự đoán bất cứ nước nào dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành thống trị thế giới. Trung Quốc thể hiện rõ rệt tham vọng bá chủ đó khi đặt ra kế hoạch trở thành cường quốc AI vào năm 2030. Theo lộ trình, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ rút ngắn khoảng cách với các nước đang dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo, xây dựng thế hệ lý thuyết và công nghệ AI mới cho một số thiết bị cũng như phần mềm cơ bản, đặt nền móng để tạo đột phá và trở thành quốc gia số một về AI, đạt giá trị 1.000 tỷ nhân dân tệ, tức 150 tỷ USD, vào năm 2030. Theo chuyên gia phân tích John Choi của Daiwa Capital Markets, ngành công nghiệp AI của Trung Quốc "đang nhận được sự hỗ trợ và đầu tư lớn từ chính phủ mà đa số các nước khác không thể sánh được". Chwee Kan Chua, chuyên gia về AI của hãng nghiên cứu IDC, cũng cho rằng nếu Trung Quốc có dẫn đầu trong lĩnh vực này cũng là vì lý do cơ bản: sự thúc đẩy của chính phủ. Trung Quốc lắp 20 triệu camera AI để giám sát đường phố Trung Quốc cũng đang đổ nguồn lực xây dựng hệ thống camera thông minh có thể nhận diện những bất thường, đánh dấu chúng và báo với nhà chức trách. Với danh nghĩa vì sự an toàn của cộng đồng, chính phủ Trung Quốc sẽ lắp camera ở mọi nơi, mọi ngóc ngách, theo dõi chuyển động của vật thể và con người nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ cho AI. Không chỉ các cơ quan nhà nước, cả những hãng công nghệ lớn như Alibaba, Baidu, Tencent... cũng đang đầu tư cho trí tuệ nhân tạo, thậm chí thành lập các trung tâm nghiên cứu ở Mỹ. Ôtô điện Một triển lãm xe ở Trung Quốc. Có một lý do khiến Tesla hào hứng xây dựng nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Đây là thị trường lớn nhất thế giới cho ôtô điện nhờ chính sách thuế ưu đãi và sự hỗ trợ của chính phủ. Thị trường xe hơi điện tại Trung Quốc có sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn như Tesla, Nissan Motor, General Motors, nhưng các nhà sản xuất nội địa cũng đạt được thành công đáng kể nhờ chương trình trợ cấp lớn của chính phủ. Hiện Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ ôtô điện lớn nhất thế giới do chính phủ ưu tiên giảm thuế, ưu đãi các nhà sản xuất để khuyến khích người dân sử dụng xe điện nhiều hơn, giảm tác động của khí thải ở các đô thị. Chip bán dẫn Ảnh minh họa: CoinDesk Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chip bán dẫn - hiện diện trong mọi thiết bị từ iPhone cho tới ôtô - lớn nhất thế giới, chiếm 60% trong số 354 tỷ USD doanh thu của thị trường bán dẫn toàn cầu năm 2015 theo PricewaterhouseCoopers. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc đang sở hữu ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc khẳng định mọi thứ sẽ thay đổi. Họ đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng và đầu tư hàng tỷ USD để có cơ hội trở thành nước đứng đầu trong lĩnh vực này vài năm tới, thoát khỏi sự lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài Theo Bain & Co., khả năng Trung Quốc dẫn đầu thị trường thời điểm này không dễ xảy ra do khoảng cách công nghệ với các nhà sản xuất Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng xét về lâu dài, các cường quốc về bán dẫn cũng sẽ phải dè chừng trước sự quyết tâm và tiềm lực tài chính của Trung Quốc. (theo CNN) Let's block ads! (Why?)Theo Trang Công Nghệ