Loài thằn lằn bay có kích thước tương tương một chiếc máy bay nhỏ. Ảnh: iStock. Các nhà khoa học tại Đại học Tokyo, Nhật Bản phát hiện hóa thạch của một động vật ăn thịt cổ đại biết bay trên sa mạc Gobi, Mông Cổ. Hóa thạch này thuộc về thằn lằn bay (pterosaur), một nhóm các loài bò sát biết bay sống cùng thời kỳ với khủng long cách đây khoảng 70 triệu năm, theo Science Alert. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Vertebrate Paleontology hôm 4/10. Thằn lằn bay là động vật có xương sống đầu tiên phát triển khả năng bay, đồng thời là những động vật bay lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất. Mặc dù các nhà khoa học chưa thể xác định danh tính loài thằn lằn bay mới khai quật ở Mông Cổ, kích thước của các mảnh xương cổ cho thấy nó có cơ thể rất lớn. "Tôi ngay lập tức nhận ra rằng hóa thạch là một con thằn lằn bay và tôi cảm thấy kinh ngạc trước kích thước khổng lồ của nó. Ngay lập tức chúng tôi quay lại địa điểm khảo cổ và khám phá phần còn lại của mẫu vật", Takanobu Tsuihiji, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. Trong khi rất khó xác định kích thước của một con thằn lằn bay đã tuyệt chủng chỉ từ hóa thạch xương cổ còn sót lại, nhóm nghiên cứu cho rằng dấu chân của nó có thể so sánh được với hai loài thằn lằn bay lớn nhất mà chúng ta biết, đó là Quetzalcoatlus và Hatzegopteryx. Chúng có sải cánh dài khoảng 11 m, tương đương một chiếc máy bay cỡ nhỏ. "Đây là một đốt sống thực sự lớn. Nó chắc chắn thuộc về một trong những con thằn lằn bay lớn nhất, không giống bất kỳ loài động vật nào sống ở châu Á từ trước đến nay", Mark Witton, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Portsmouth, Anh, nói. Nhóm nghiên cứu cho biết họ cần có nhiều hóa thạch hơn để làm sáng tỏ bí ẩn về loài thằn lằn bay mới phát hiện. Chúng là những kẻ săn mồi trên không khá phổ biến vào cuối kỷ Phấn Trắng. Lê Hùng Mua hàng tại Tin Học Như ÝNguồn VNExpress