Những kiến thức khoa học ít được dạy trong trường lớp

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Nov 2, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 211)

    Khả năng sôi - đóng băng cùng lúc của chất lỏng hay kết quả khi đập trứng dưới biển là những kiến thức bạn ít biết khi là học sinh.

    Chất lỏng có thể sôi và đóng băng cùng lúc


    [​IMG]
    Trạng thái chất lỏng sôi và đóng băng cùng lúc được gọi là "điểm ba".

    Trạng thái chất lỏng sôi và đóng băng cùng lúc được gọi là "điểm ba". Nó xảy ra khi nhiệt độ và áp suất của một chất tồn tại trong trạng thái cân bằng nhiệt động lực học phù hợp với cả ba pha rắn, lỏng, khí, theo Science Alert.

    Trong đoạn video, các nhà khoa học đổ chất lỏng xyclohexan vào một bình ở trạng thái chân không. Khi áp suất trong bình giảm xuống, xyclohexan trên bề mặt bắt đầu đóng băng còn chất lỏng bên dưới sôi, tạo ra quá trình chuyển trạng thái lỏng - rắn liên tục.

    Tia laser mắc kẹt trong dòng nước


    Các nhà khoa học tại Đại học Utah, Mỹ, thực hiện thí nghiệm "bẫy" chùm tia laser trong nước. Nhóm nghiên cứu đục một lỗ nhỏ trên thân chai để nước chảy ra, sau đó họ chiếu chùm tia laser qua chai theo góc độ nhất định.

    Kết quả cho thấy tia laser uốn cong theo dòng nước giống như bị mắc kẹt trong đó, không còn giữ đường truyền thẳng ban đầu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tia laser khi chiếu vào dòng nước bị phản xạ toàn phần, giống như đường truyền của cáp quang.

    Điều gì xảy ra khi đập trứng dưới biển



    Khi chúng ta đập một quả trứng dưới đáy biển sâu 20m, nước biển xung quanh sẽ đóng vai trò của vỏ trứng, tạo thành áp lực giữ phần quả trứng bên trong nguyên vẹn. Đoạn video do Viện Khoa học Biển Bermuda (BIOS) cung cấp.

    Khoảnh khắc hố đen nuốt chửng một ngôi sao



    Video do Trung tâm Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hành cho thấy số phận của một ngôi sao khi đến gần siêu hố đen và chịu tác động của lực thủy triều mạnh. Một số mảnh vụn sao lao vụt đi ở tốc độ lớn trong khi phần còn lại rơi vào hố đen, tạo ra vầng ánh sáng năng lượng cao dạng tia X.

    Mặt em bé hình thành trong bụng mẹ như thế nào



    Loạt phim Inside the Human Body (Trong cơ thể người) của BBC tiết lộ hình ảnh thú vị về sự hình thành mặt người trong tử cung người mẹ, từ một cái hốc xấu xí ban đầu cho đến khi có mũi, miệng và cuối cùng là khuôn mặt hoàn chỉnh.

    Sức mạnh những vụ nổ trên Mặt Trời


    Một tai lửa Mặt Trời có thể giải phóng mức năng lượng tương đương hàng triệu quả bom nguyên tử 100 megaton phát nổ cùng lúc. Để dễ dàng so sánh, quả bom nguyên tử Fat Man Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945 chỉ mạnh khoảng 21 kiloton (tương đương 21.000 tấn thuốc nổ TNT).

    Mèo luôn tiếp đất bằng 4 chân


    Bộ xương linh hoạt cùng khả năng xoay người tài tình giúp mèo luôn tiếp đất bằng 4 chân cho dù có ngã ở tư thế nào.

    Thả vật nặng và lông chim trong chân không


    Trong điều kiện bình thường, quả bóng và lông chim rơi tự do xuống mặt đất với tốc độ khác nhau vì lực cản không khí. Tuy nhiên khi được thả từ cùng độ cao trong điều kiện buồng chân không, chúng sẽ rơi xuống cùng lúc.

    Biến nước lỏng thành băng đá ngay lập tức


    Theo Business Insider, nước có thể ngay lập tức biến thành băng thông qua một quá trình gọi là "thủy thuật". Người dùng Grant Thompson chia sẻ đoạn video hướng dẫn trên kênh Youtube, trong đó có kết quả thử nghiệm khiến nhiều người phải kinh ngạc và thu hút hơn 10 triệu lượt xem từ khi đăng tải vào năm 2013.


    Grant Thompson làm đóng băng nước tinh khiết ở mức độ vừa phải. Điều này được thực hiện bằng cách đặt chai nước tinh khiết trong tủ lạnh, giữ ổn định nhiệt độ ở mức -24 độ C trong khoảng thời gian 2 giờ 45 phút.

    Thompson cẩn thận lấy chai nước ra khỏi tủ lạnh. Theo Thompson, hai cách để biến nước lỏng thành băng đá ngay lập tức là gõ nhẹ vào thành chai nước hoặc đổ nước lỏng trực tiếp lên trên một khối băng đá khác.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Những kiến thức khoa học ít được dạy trong trường lớp

Share This Page