Nhiễm trùng đường ruột - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 17, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 242)

    Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời.

    Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.

    Nhiễm trùng đường ruột là gì?


    Nhiều vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Những sinh vật này có trong thực phẩm do vệ sinh kém, vì vậy bạn sẽ dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với các sinh vật. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ thu hẹp khả năng tiên đoán các loại tác nhân gây bệnh mà bạn có thể đang mắc để có thể điều trị đầy đủ.

    [​IMG]
    Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống.

    Nguyên nhân gây bệnh


    Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.

    • Trẻ em hay người lớn tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất, nguyên nhân vì hệ miễn dịch của họ thường yếu hơn so với những người trưởng thành.
    • Người bị cắt đi một phần của dạ dày, nhóm người suy giảm miễn dịch do họ mắc các bệnh như ung thư gan, xơ gan…
    • Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chưa nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa khi chúng ta ăn.
    • Thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Theo các nghiên cứu cho thấy, tụ cầu bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ cao nhưng độc tố của chúng rất dễ ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.
    • Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn clostridium. Chúng sống trong môi trường không có oxy, thường hay xuất hiện ở đồ hộp chế biến sẵn. Độc tố vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến nhiều biến chứng như liệt cơ.
    • Các loại rau sống rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh. Bệnh không xảy ra thường xuyen nhưng rất có thể bùng phát thành dịch nếu ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt là sữa bò không được thanh trùng.
    • Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, thực phẩm bị côn trùng đậu vào, nguồn nước dùng không đảm bảo.
    • Nước bị ô nhiễm – Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
    • Vệ sinh kém – Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
    Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột


    Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường ruột là:

    • Nhiễm siêu vi đường hô hấp – mầm bệnh virus gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
    • Chán ăn – Giảm sự thèm ăn là một dấu hiệu chung của nhiễm trùng đường ruột cũng như các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.
    • Buồn nôn – Ăn không ngon thường kèm theo buồn nôn.
    • Đau bụng – Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường thấy đau hoặc chướng vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau này sẽ phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.
    • Co thắt – Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra cơn co thắt ở bụng. Mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần, và có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Hội chứng ruột kích thích – Nếu các ký sinh trùng trong ruột của bạn cư trú ở thành ruột, thì có thể gây hội chứng ruột kích thích.
    • Tiêu chảy – Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Bạn cũng có thể bắt đầu bị tiêu chảy khi bị mất nhiều nước.
    • Trầm cảm – Những người bị nhiễm trùng nấm men có thể gặp nguy cơ cao mắc trầm cảm.
      Rối loạn giấc ngủ – Khó chịu liên quan đến nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến bạn khó ngủ. Đây cũng có thể
    • là một dấu hiệu cho thấy gan đang làm việc quá sức vì đang cố gắng loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng.
    • Nghiến răng – Trong một số ít trường hợp, những người bị nhiễm trùng sẽ nghiến răng trong khi ngủ.
    • Nhức đầu – Tình trạng mất nước hoặc xuất hiện các chất kích thích như nấm men trong hệ thống tiêu hóa sẽ làm tăng nguy cơ nhức đầu liên tục.
    • Bỏng da – Một số bệnh nhân có thể cảm giác ngứa hoặc nóng bỏng trên da.

    [​IMG]
    Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.

    Điều trị nhiễm trùng đường ruột


    Đa phần nhiễm trùng gây ra tiêu chảy, nhất là nhiễm trùng do virus, đều có khả năng tự biến mất, không cần chữa trị. Lúc này, điều quan trọng nhất đó là bệnh nhân phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nhiều, chúng ta cần đến ngay bệnh viện để thực hiện việc truyền lại lượng nước đã mất trong suốt giai đoạn tiêu chảy, lúc cơ thể bị nôn mửa và sốt.

    Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.

    Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.

    Quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là ta cần uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn như ăn súp, cháo và dùng nước trái cây không đường nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh.

    Làm thế nào phòng bệnh hiệu quả?

    • Luôn ăn chín, uống sôi, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không quá hạn sử dụng.
    • Đối với nguồn gốc thực phẩm từ gia cầm, chúng ta cần phải vệ sinh, nấu chín kỹ.
    • Trường hợp các loại gia cầm, gia súc bị mắc bệnh, cần phải được điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bệnh, chúng ta phải sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng trong nhà khi chúng bị bệnh.
    • Chất thải của gia súc, gia cầm…cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi ta sinh sống, tránh để virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công con người.
    • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.

    Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, chúng ta cần đi khám bác sĩ nhằm chữa trị bệnh sớm nhất và tránh lây lan cho người khác. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, luôn chủ động ngừa bệnh cho cả gia đình mình nhằm tránh các ảnh hưởng xấu của bệnh.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Nhiễm trùng đường ruột - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Share This Page