Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 3, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 241)

    Nghe có vẻ khó tin, nhưng chính một bức ảnh trên tờ tạp chí "người lớn" Playboy đã đặt tiền đề giúp nhân loại được sử dụng một định dạng nén ảnh JPEG tiện lợi và hữu ích như hiện giờ.

    Di sản về nghệ thuật khêu gợi và những bức hình “người lớn” mà nhà sáng lập Playboy kiêm biểu tượng văn hóa Hugh Hefner để lại đã trở thành chủ đề nóng hổi của hàng ngàn cuộc trò chuyện trên mạng kể từ sau cái chết của ông hôm thứ Tư vừa rồi. Nhưng điều hiếm ai biết đó là ngoài tờ tạp chí “người lớn” mình để lại, Huge Hefner đã mang tới cho nhân loại một món quà đầy bất ngờ, một món quà mà sau đó đã ảnh hưởng lớn tới thế giới nhiếp ảnh kỹ thuật số: Đó là một bức ảnh xuất hiện trong ấn phẩm tạp chí Playboy xuất bản năm 1972 mà sau này được sử dụng làm ảnh test trong quá trình tạo ra các chuẩn xử lý hình ảnh được sử dụng rộng rãi ngày nay như JPEG và MPEG.

    Thật vậy, tạp chí “gối đầu giường” của Hefner đã xuất một bản bức ảnh quyến rũ mà ít ai ngờ rằng sau này biến thành một tài nguyên vô giá cho nhiều thế hệ nhà khoa học máy tính. Tấm hình cuối cùng đã trở thành bức ảnh test được sử dụng rộng rãi nhất cho việc kiểm tra thuật toán xử lý hình ảnh. Chủ nhân bức ảnh, người mẫu Lena Soderberg (tên tiếng Anh là Lenna) sau này được vinh danh là “Đệ nhất Phu nhân của Internet”.

    Cột mốc kỳ lạ của nền khoa học máy tính này bắt nguồn từ tận năm 1973, khi phó giáo sư kỹ thuật điện của Viện nghiên cứu Tín hiệu USC và Xử lý Hình ảnh (SIPI), ông Alexander Sawchuk đang mải tìm một tấm hình mới hấp dẫn hơn - ưu tiên tấm nào có mặt người - để scan cho công trình nghiên cứu hội thảo của một đồng nghiệp, thì một người bước vào phòng cầm theo cuốn Playboy ấn phẩm tháng 11/1972.

    Sau một hồi bàn luận, cả nhóm quyết định gập tấm ảnh làm ba phần, xé phần trên cùng ra để tấm ảnh có thể vừa vặn hơn với máy scan Muirhead đã được kết nối sẵn với một bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang kỹ thuật số cho ba màu đỏ, lục, lam và một máy tính mini Hewlett Packard 2100. Họ muốn scan ra một bức ảnh độ phân giải 512x512 từ máy in đó - vốn dĩ có độ phân giải 100 dòng/inch, vậy nên các nhà nghiên cứu đã scan chỉ 5,12 inch “nghệ thuật” của tấm ảnh, crop bỏ đi phần dưới khỏa thân của người mẫu Lena.

    [​IMG]
    Bức hình nude của người mẫu Lena Soderberg đỡ trở thành "tiêu chuẩn vàng" cho kiểm tra và thiết lập thuật toán xử lý hình ảnh từ những năm 73.

    Và thế là bộ ba màu lục, lam, đỏ mỗi màu 512 dòng đã trở thành định dạng “vàng” cho xử lý và nén ảnh kỹ thuật số. Các nhà nghiên cứu khác cuối cùng cũng chuyển sang sử dụng tấm ảnh của Lena để kiểm tra thuật toán ảnh của riêng mình, dẫn đến việc bức ảnh được SIPI lan truyền với tốc độ chóng mặt tới các nhóm khác trong nhiều năm sau đó.

    Câu chuyện xảy ra tiếp đó là một vụ tranh chấp tác quyền không công khai giữa Playboy và những đơn vị sử dụng bức ảnh, kết quả là một cuộc giàn xếp không chính thức đã được thực hiện với Playboy vào đầu những năm 1990, biến bức ảnh vốn đã nổi như cồn vươn lên trở thành biểu tượng trong cộng đồng xử lý ảnh.

    Một vài người khác lại ca ngợi bức ảnh vì những đóng góp khác còn “lớn lao” hơn. Bức hình nude của người mẫu Lena Soderberg đã các nhà nghiên cứu mài giũa thuật toán của mình, để rồi sau này thành phẩm là tỉ lệ nén ảnh cao cho phép máy tính hiển thị nhiều hình ảnh hơn - điều mà Jeff Seiderman, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Hình ảnh (IS&T), cho rằng đã thực sự tạo ra truyền thông số cũng như toàn bộ Internet.

    [​IMG]
    "Lena" có lẽ, và sẽ tiếp tục, là bức hình được phân tích nhiều nhất trong lịch sử kỹ thuật số thế giới.

    Chủ nhân của bức ảnh, Lena Soderberg, cuối cùng cũng đã chấp nhận vai trò của mình là một “nữ anh hùng” của ngành xử lý ảnh số bằng việc xuất hiện tại sự kiện kỷ niệm 50 năm của IS&T tổ chức năm 1997. Mãi đến vài năm gần đây, người ta mới thôi dùng tấm hình này làm “kim chỉ nam” cho việc test thuật toán xử lý ảnh, phần vì lịch sử “khêu gợi” của tấm hình, phần vì các thuật toán hiện đại cuối cùng cũng vượt qua ngưỡng kiểm tra tấm hình này cho phép.

    Giống như việc quả táo rơi vào đầu nhà vật lý học Sir Isaac Newton, bức ảnh người mẫu Playboy Lena Soderberg trở thành “tiêu chuẩn vàng” cho ngành xử lý ảnh kỹ thuật số, góp phần tạo ra những định dạng ảnh phổ biến ngày nay như JPEG hay MPEG là điều hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng có lẽ chúng ta không thể không biết ơn sự tình cờ đó, và một lần nữa, ai dám nói rằng di sản của Huge Hefner để lại chỉ là một căn biệt thự to cùng tờ tạp chí khiêu dâm nổi tiếng?

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Share This Page