Đời sống Internet ở Trung Quốc bị kiểm duyệt thế nào

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Sep 27, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 255)

    Song Jie - một nữ nhà văn Trung Quốc - vừa cho ra đời một tiểu thuyết lãng mạn. Cô không in thành sách mà phát hành trực tuyến. Trong tiểu thuyết có đề cập đến một số vấn đề về tình dục và lập tức, sách của cô bị đưa vào "vùng cấm", bị chặn truy cập. "Về cơ bản, các chi tiết về hành vi nhạy cảm không quá chi tiết nhưng vẫn bị kiểm duyệt", Jie nói.

    [​IMG]

    Bà Song Jie, nữ nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc.

    Thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra bộ quy tắc với 68 điều cần kiểm duyệt, khiến việc truy cập Internet tại đây thêm phần khó khăn. Với dân số đông nhất thế giới, sự ảnh hưởng của bộ quy tắc này rất lớn.

    Việc cấm đoán Internet không quá xa lạ với người dân Trung Quốc. Thông qua "Vạn lý trường thành trên mạng" (Great Firewall), mọi nội dung đều bị kiểm duyệt. Các thông tin nhạy cảm về chính trị, văn hóa, tình dục... đều bị bộ lọc phát hiện. Các dịch vụ bên ngoài như Google, Facebook, Twitter... đều bị chặn. Người dùng có thể "vượt rào" bằng phần mềm mạng riêng ảo (VPN) nhưng chính phủ nước này gần đây đã siết chặt hơn.

    Bộ quy tắc mới không cho phép người dùng Internet đề cập quá mức các nội dung liên quan đến cờ bạc, uống rượu, công khai cuộc sống xa xỉ. Việc "miêu tả chi tiết" các hành vi mại dâm, hiếp dâm và các hành động tình dục cũng bị đưa vào danh sách cấm. Đặc biệt, nội dung chế giễu các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay, công an, cơ quan tư pháp... là điều đặc biệt cấm kỵ.

    Các phương tiện thông tin đại chúng được chính phủ thúc đẩy để quảng bá bộ quy tắc này đến dân chúng. Hiệp hội Dịch vụ Internet Trung Quốc được lệnh chỉ thị đến hơn 600 tổ chức thành viên, bao gồm Tân Hoa Xã, Sina, Tencent, Baidu... phải tích cực tuyên truyền, đảm bảo người dùng nắm rõ để không bị vi phạm.

    Bên cạnh đó, bộ quy tắc cũng được triển khai dựa trên những người có tầm ảnh hưởng xã hội nhất định. "Việc tác động từ nhiều phía khiến người dùng Internet Trung Quốc hình thành cái gọi là 'kỉ luật tự giác'. Nó tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra áp lực lớn đến đám đông", David Bandurski, giảng viên truyền thông của một trường đại học tại Hong Kong, giải thích.

    Việc thắt chặt Internet tại Trung Quốc cũng liên quan đến vấn đề chính trị. Tháng 10 tới sẽ là thời gian diễn ra Đại hội Đảng và chính quyền không muốn có tin tức bất lợi xuất hiện.

    [​IMG]

    Nội dung về đồng tính bị giới hạn tại Trung Quốc.

    Sự ngột ngạt khi bị kiểm duyệt khiến không ít người phẫn nộ. Bà Li Yinhe, một học giả hàng đầu về tình dục, đã có bài viết bày tỏ quan điểm trên Sina Weibo, rằng chính phủ đã cướp đi quyền sáng tạo, quyền tự do tình dục của công dân, trong đó có đồng tính - điều mà chính phủ Trung Quốc hợp pháp hóa vào năm 1997. Bài viết của bà Yinhe sau đó biến mất.

    Bên cạnh tuyên truyền, chính quyền cũng mạnh tay với các nội dung nhạy cảm. Cơ quan Quản lý không gian ảo (Cyberspace Administration) đã đóng cửa hàng chục blog cùng nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải câu chuyện mà theo tổ chức này là "bịa đặt". Hai website streaming nổi tiếng là AcFun và Bilibili bị cấm đăng các chương trình nước ngoài. Trong khi đó, các nội dung ca ngợi đảng, dân tộc và các anh hùng được khuyến khích.

    "Việc thắt chặt nội dung là xu hướng, nhưng nó sẽ khiến các nhà sáng tạo nội dung cảm thấy bí bách bởi phải luôn hạn chế ngôn ngữ, thứ mà đáng ra họ được sử dụng", Gao Ming, một blogger chuyên về các đề tài châm biếm, nhận xét.

    Tuy vậy, để có thể tồn tại, hầu hết người dùng phải tuân thủ quy tắc, bởi mọi ý kiến là vô ích. "Nếu xuất bản một nội dung nào đó, việc làm đầu tiên là dò từ khóa để đảm bảo nội dung không bị vi phạm. Nếu bị chặn vì 'từ khóa nhạy cảm xuất hiện với tần suất cao', tôi buộc phải sửa lại. Tất cả là để phục vụ độc giả", bà Jie nói.

    Bảo Lâm (theo NYT)

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Đời sống Internet ở Trung Quốc bị kiểm duyệt thế nào

Share This Page