Những bậc thầy ngụy trang khiến người tinh mắt bối rối

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 24, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 288)

    [​IMG]

    Sâu bướm Baron sinh sống phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Thức ăn yêu thích của chúng là lá xoài. Chúng phát triển khả năng ngụy trang đặc biệt qua hình dáng và màu sắc cơ thể nhằm ẩn mình khỏi kẻ thù.

    [​IMG]

    Cá ngựa Pygmy chỉ dài khoảng 2 cm với những nốt sần trên cơ thể giống san hô. Chúng phát triển lớp ngụy trang này theo hai loài san hô sừng ở Thái Bình Dương. Các nhà khoa học lần đầu phát hiện cá ngựa Pygmy vào năm 1969.

    [​IMG]

    Tắc kè rêu đuôi lá sống trong những khu rừng ở Madagascar. Vì chỉ hoạt động trên cây nên da của chúng tiến hóa thành màu giống rêu và vỏ cây. Tuy nhiên, chúng cũng có thể thay đổi màu sắc để hòa mình vào môi trường xung quanh giống như tắc kè hoa.

    [​IMG]

    Cú mèo phương Đông là một bậc thầy ngụy trang với lớp lông màu nâu, xám và trắng hoàn toàn lẫn vào vỏ cây. Phần lông vũ dựng đứng trên đầu che đi đường viền cơ thể, giúp chúng ẩn mình tốt hơn.

    [​IMG]

    Cá mặt quỷ là một trong số những loài cá độc nhất thế giới. Chúng sống ở vùng nước nông trải dài từ Ai Cập đến Australia. Chúng thường ẩn mình giữa những tảng đá dưới đáy biển để rình mồi. Tuy nhiên, để phòng thủ, chúng có 13 chiếc gai lưng sắc nhọn chứa đầy độc tố thần kinh mạnh, có thể gây chết người chỉ trong hai giờ.

    [​IMG]

    Cá bơn sống dưới đáy biển và ngụy trang nhờ hoa văn lốm đốm trên da. Khả năng này giúp chúng vừa lẩn tránh kẻ thù, vừa có thể ẩn nấp để săn những con mồi như tôm, giun hay ấu trùng cá. Cá bơn từng là ấu trùng, sau đó trải qua quá trình biến đổi hình dạng trước khi trưởng thành. Một mắt sẽ di chuyển sang bên kia đầu, cho phép chúng có thể bơi dưới đáy biển với cả hai mắt hướng lên trên.

    [​IMG]

    Tắc kè hoa nổi tiếng với khả năng thay đổi màu sắc cơ thể nhờ một loại tế bào sắc tố dưới lớp da trong suốt. Theo các nhà khoa học, khả năng này vốn là để giao tiếp. Mỗi màu sắc thể hiện một trạng thái khác nhau như tức giận hay sẵn sàng giao phối. Tuy nhiên, nó cũng có công dụng ngụy trang hoàn hảo.

    [​IMG]

    Báo đốm châu Mỹ có bộ lông với những hoa văn dạng đốm giúp ẩn mình rất tốt trong tự nhiên. Chúng từng sinh sống phổ biến cả ở Bắc và Nam Mỹ, nhưng hiện nay số lượng báo đốm giảm mạnh và chỉ còn xuất hiện ở Nam Mỹ, một số vùng thuộc Trung Mỹ và Mexico.

    [​IMG]

    Bọ que ngụy trang tốt đến nỗi chúng gần như có thể ẩn mình ở bất cứ đâu trong khi phần lớn các loài vật khác cần lựa chọn môi trường phù hợp. Với cơ thể trông giống hệt cành cây, chúng chỉ cần đứng yên để che mắt các loài vật khác.

    Trên thế giới có rất nhiều loài bọ que, kích thước từ 1–60 cm, thường màu nâu hoặc xanh lá. Chúng thường đứng yên khi sợ hãi, đôi khi đung đưa để giả làm cành cây rung trong gió, nhưng cũng có loài biết phun axit để tự vệ.

    [​IMG]

    Mực nang có khả năng ngụy trang vượt xa tắc kè hoa. Mỗi milimet vuông trên da chúng chứa đến 200 sắc tố bào đổi màu, nằm trên một lớp tế bào khác có khả năng phản xạ ánh sáng. Dưới lớp tế bào này lại là những cơ nhỏ xíu có thể giả dạng hoa văn của đá biển.


    Thu Thảo (Ảnh: Mother Nature Network)


    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những bậc thầy ngụy trang khiến người tinh mắt bối rối

Share This Page