Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 18, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 204)

    Một nhà khoa học Mỹ biến bản thân thành mạch điện sắc khi nắm chặt hai đầu thân của con lượn điện để xác định điện thế của nó.

    Kenneth Catania, nhà sinh vật học ở Đại học Vanderbilt tại Nashville, Tennessee, Mỹ, để con lươn điện nhỏ truyền điện qua cánh tay khi ghi chép về dòng điện. Catania công bố kết quả thí nghiệm trên tạp chí Current Biology hôm 14/9, theo National Geographic.

    Catania không mấy xa lạ với cú giật của lươn điện. "Tôi tình cờ bị giật vài lần. Tôi biết điều gì chờ đón tôi", Catania nói. Khi được hỏi cảm giác bị lươn điện giật có chủ đích như thế nào, Catania trả lời: "Tôi cảm thấy rất ấn tượng. Cứ cho là thế đi".


    Cú giật của lươn điện có thể lên tới 40 - 50 miliampe. (Video: National Geographic).

    Lươn điện giống như súng điện, pin và điều khiển từ xa quấn quanh một sinh vật giống rắn. Trên thực tế, chúng không phải loài lươn đích thực mà là một loài cá ở vùng rừng Amazon có tên cá chình điện.

    Trong vài năm qua, Catania đã khám phá cách lươn sử dụng xung điện yếu để đánh hơi con mồi. Anh chỉ ra những xung điện mạnh hơn do lươn phóng xa khiến cá bật khỏi chỗ nấp và chúng chuyên cuộn quanh con mồi để truyền dòng điện cao áp. Chúng cũng phóng điện để tự vệ. Năm 2016, Catania xác nhận khi bị đe dọa, lươn điện phi thân khỏi mặt nước để tung ra cú giật điện cực mạnh.

    Trong thí nghiệm, Catania bắt đầu xây dựng những bộ phận của mạch điện sống. Bằng cách nắm chặt con lươn trong khi đeo găng tay đặc biệt, anh có thể xác định điện thế bên trong con lươn cũng như đo điện trở của nó. Anh còn đo cả điện trở trong nước nơi con lươn sống.

    Khi con lươn nhỏ trườn lên cánh tay của Catania, sự kết hợp giữa người và cá đóng vai trò như một máy biến trở. Nếu con lươn chỉ hơi nhô khỏi mặt nước, phần lớn dòng điện sẽ truyền trở lại bể. Khi nó vươn cao hơn, điện trở tăng lên, và điện truyền nhiều hơn qua cánh tay của Catania. "Đó là một chiến lược thông minh, gần giống như con lươn đang tăng núm điều chỉnh âm lượng", Catania nói.

    [​IMG]
    Khi lươn điện ngóc đầu cao khỏi mặt nước, dòng điện chúng phóng ra càng mạnh hơn.

    Khi con vật từ từ tới gần mục tiêu hơn, chúng càng ngóc đầu cao khỏi mặt nước, dòng điện chúng phóng ra càng mạnh hơn. Ở mức mạnh nhất, con lươn truyền dòng điện lên tới 40 - 50 miliampe qua tay của Catania trong khi chỉ 10 miliampe là đủ gây đau đớn. Lượng điện mạnh gấp 4 lần mức đó thúc đẩy phản xạ rút tay vô điều kiện ở Catania, khiến cơ thể anh giật bắn khỏi con lươn. Xét về mặt điện năng, xung điện của lươn lớn gấp 10 lần một khẩu súng điện.

    Catania chia sẻ anh vẫn còn những câu hỏi cần trả lời như lươn điện làm thế nào để không giật chính cơ thể nó. "Có quá nhiều câu hỏi đến mức tôi không biết tôi không biết chắc mình sẽ làm gì tiếp theo", Catania cho biết.

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn KhoaHoc.TV
     
  2. Facebook comment - Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện

Share This Page