Những hiện tượng tự nhiên khiến giới khoa học đau đầu lý giải

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Sep 18, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 270)

    Thác máu ở Nam Cực

    [​IMG]

    Dòng nước đỏ như máu chảy ra từ sông băng ở Nam Cực. Ảnh: World Atlas.

    Hiện tượng dòng nước có màu đỏ như máu chảy ra từ sông băng Taylor Glacier do nhà địa chất Griffith Taylor phát hiện năm 1911. Mất hơn một thế kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học mới tìm ra nguồn gốc của "thác máu" này. Dòng nước màu đỏ do chứa nhiều oxit sắt, chảy ra từ một hồ nước mặn nằm sâu bên dưới lớp băng.

    Bão sét bẩn


    Hiện tượng bão sét bẩn khi núi lửa phun trào. Video: YouTube.


    Bão sét bẩn xuất hiện trong những đợt phun trào núi lửa lớn. Sét bình thường xảy ra khi điện tích hình thành giữa các hạt nước và băng nhỏ trong mây, còn loại sét trên miệng núi lửa này hình thành trong những cột tro dày.

    Các hạt tro cọ xát vào nhau tạo ma sát, khi chúng phun trào ra ngoài không khí và chia tách, dòng điện xuất hiện. Theo nghiên cứu của Đại học Bang Oregon, có khoảng 200 vụ núi lửa phun trào trong hơn hai thế kỷ qua xảy ra hiện tượng bão sét bẩn.

    Sét hòn

    [​IMG]

    Sét hòn sáng tương đương bóng đèn 100 W. Ảnh: Mystic Sciences.

    Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp sét hòn đầu tiên xảy ra tại Trung Quốc năm 2012. Những quả cầu sét này có thể lóe lên nhiều màu và sáng tương đương bóng đèn 100 W. Chúng thường xảy ra giữa những trận giông bão.

    Tuy nhiên, có thể sét hòn cũng xuất hiện trong những trường hợp khác, ví dụ như khí thoát ra từ đầm lầy đột ngột bắt lửa trong không khí. Theo các báo cáo khoa học, sét hòn có thể hình thành trong nhà, thậm chí trên máy bay, và kéo dài đến hơn một giây.

    Vòng tròn nhiều tầng dưới đáy biển


    Quá trình cá nóc đực tạo ra vòng tròn dưới đáy biển. Video: BBC.


    Năm 1995, một số thợ lặn nhìn thấy những vòng tròn kỳ lạ dưới đáy biển Nhật Bản. Sau thời gian dài theo dõi, các nhà khoa học phát hiện cá nóc chính là tác giả của những vòng tròn này. Cá nóc đực dùng thân và vây đào nhiều đường rãnh nối tiếp nhau, làm việc liên tục trong 7 - 9 ngày, tạo thành một tác phẩm kỳ công nhằm thu hút bạn tình.

    Đá biết đi

    [​IMG]

    Những hòn đá di chuyển để lại vệ dài phía sau. Ảnh: YouTube.

    Hồ cạn Racetrack Playa tại Thung lũng Chết, California, nổi tiếng với những "hòn đá biết đi" nặng đến 320 kg. Chúng di chuyển để lại các vệt dài phía sau, đôi khi còn quẹo, rẽ, hay đổi hướng.

    Năm 2013, các nhà nghiên cứu quan sát và phát hiện, hiện tượng này xảy ra khi hồ Racetrack Playa bị ngập trong nước. Nước đủ sâu để băng trôi hình thành vào ban đêm nhưng vẫn đủ nông để đá nhô lên trên. Quá trình băng hình thành và nứt vỡ có thể khiến hàng trăm hòn đá di chuyển cùng lúc, nhưng vì mỗi hòn đá chỉ di chuyển với tốc độ vài cm/s nên sẽ khó phát hiện khi nhìn từ xa.

    Thu Thảo

    Mua hàng tại Tin Học Như Ý
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Những hiện tượng tự nhiên khiến giới khoa học đau đầu lý giải

Share This Page