Lưu ý dùng vật liệu cách nhiệt hầm bảo quản hải sản

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Mar 18, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 421)

    Thứ hai, 18/3/2013, 10:23 GMT+7
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Đức Lợi, Viện Nhiệt Lạnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: "Hiện có nhiều thông tin về việc sử dụng vật liệu cách nhiệt PU phun cách nhiệt cho hầm bảo quản hải sản trên tàu đánh cá xa bờ bằng gỗ. Nhưng hình như mọi người "quên" cách ẩm cho vách cách nhiệt PU.
    Phải nói PU là loại vật liệu cách nhiệt rất tốt, có hệ số dẫn nhiệt nhỏ, gia công bằng cách rót ngập và bơm vào các khoang trống, phù hợp với cách nhiệt hầm bảo quản hải sản xây lắp trên tàu cá có nhiều gân tăng cứng để tiết kiệm thể tích tàu. Tuy nhiên PU cũng có nhiều nhược điểm như khả năng thấm ẩm cao (người dân thường dùng để cắm hoa) và hệ số điền đầy thấp cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công để đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ công trình:
    Nhược điểm cơ bản nhất của PU là khả năng thấm ẩm cao, cao gấp 6 lần so với stiropo, vì vậy, tấm cách nhiệt PU tiền chế luôn luôn phải có vỏ cách ẩm bằng tấm inox, tấm thép colorbond hoặc tấm nhựa và không bao giờ ở dạng không có che phủ cách ẩm. PU cũng được phun vào các không gian giữa hai vỏ, như cách nhiệt trên tàu cá nhưng các vỏ này phải đảm bảo kín hơi như vỏ thép, vỏ inox hàn kín hoặc vỏ nhựa. Cách ẩm càng tốt, tuổi thọ vật liệu càng lớn (có thể vài ba chục năm hoặc lâu hơn), và cũng càng tiết kiệm năng lượng cho máy nén lạnh hoặc nước đá lạnh mang theo tàu.
    Cách nhiệt lạnh có đặc điểm khác với cách nhiệt nóng là cách nhiệt lạnh luôn luôn phải đi đôi với cách ẩm. Trường hợp hầm lạnh trên tàu cá lại càng phải thận trọng vì bên ngoài là nước biển.
    Thông thường người ta chỉ phun PU cách nhiệt cho các hầm lạnh trên tàu bằng sắt, vì vỏ sắt là cách ẩm hoàn toàn. Nếu là tàu gỗ thì phải tiến hành tính toán cách ẩm bài bản về vật liệu và chiều dày cách ẩm, vì gỗ không phải vật liệu cách ẩm. Hiệu quả nhất có lẽ là sử dụng nhựa đường (số 4) quét và dán nhiều lớp nilông PVC phía trong vỏ tàu. Cứ quét một lớp nhựa đường lại dán một lớp ni-lông. Lớp cách ẩm phải đủ dày theo tính toán và đặc biệt phải liên tục, không được đứt quãng tạo ra các cầu ẩm để ẩm thẩm thấu vào cách nhiệt.
    Vỏ tàu bằng gỗ có thể biến dạng khi đối diện với sóng gió, do đó cần phải đặc biệt lưu ý để lớp cách ẩm không bị xé, vì các vết xé sẽ là cầu ẩm để nước biển ngấm vào PU cách nhiệt. Chiều dày cần phải tính toán cụ thể, nhưng theo ước đoán, có thể lên tới 5-10 mm mới đủ.
    Nhược điểm thứ hai là hệ số điền đầy PU chỉ đạt khoảng 95%, đó là khi công nghệ gia công hoàn hảo. Khi công nghệ gia công không đảm bảo thì khả năng điền đầy có thể chỉ còn 80-90%. Điều đó có nghĩa sẽ còn khoảng 10-20% thể tích vách cách nhiệt trống rỗng, không có vật liệu cách nhiệt. Đây là những cầu nhiệt và cầu ẩm nghiêm trọng trong cơ cấu cách nhiệt bằng PU.
    Nếu phun trực tiếp PU lên vỏ gỗ của tàu thì chắc chắn vách cách nhiệt sẽ hỏng sau một vài năm, điều này chẳng khác gì chuyện ngư dân "ném tiền xuống biển".
    Tân Trung ghi
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Lưu ý dùng vật liệu cách nhiệt hầm bảo quản hải sản

Share This Page