Khi dầu và nước được hòa lẫn dưới áp lực cực lớn, các phân tử dầu đã bị hấp thu vào trong quá trình hòa tan. Các nhà nghiên cứu đã có khả năng hòa tan nước và Metan vào trong một hộp nhỏ dưới áp suất của đáy biển sâu. Các thí nghiệm mới đây nhất - chi tiết trên báo Science Advances - có thể giúp cá nhà khoa học hiểu cách mà các chất hóa học phản ứng dưới điều kiện cực kì khắc nghiệt, như là những chất được tìm thấy ở sâu trong lòng Trái đất hoặc ở các hành tinh khác. Metan thường được dùng trong các thí nghiệm như là một vật chất với các phân tử kị nước, giống như dầu. Để đạt được mức áp suất cực cao, các nhà nghiên cứu ép các phân tử giữa các điểm đe (avil points) của hai viên kim cương. Sử dụng kĩ thuật này, các nhà khoa học đã đạt được mức áp suất lớn khoảng 20000 Barơ (đơn vị áp suất), gấp 20 lần áp suất tại đáy của rãnh Mariana. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy các phân tử nước vẫn giữ được kích thước như cũ dưới áp suất cực cao còn các phân tử metan thì trở nên nhỏ hơn rất nhiều, cho phép chúng có thể bị hấp thu. “Những phát hiện thú vị này giúp giải thích cách mà các vật chất kị nước hoạt động dưới áp suất cao, như là các chất được tìm thấy ở đáy đại dương hoặc trong lòng các hành tinh”. John Loveday, nhà nghiên cứu của Đại học Edinburgh nói trong một buổi thông cáo báo chí. “Điều này có thể mang lại nhiều ứng dụng trên các lĩnh vực như thay thế các dung môi đắt tiền và có hại với môi trường". Nguồn KhoaHoc.TV