Công bố quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 25, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 221)

    Theo thống kê của Web of Science - cơ sở dữ liệu khoa học cung cấp thông tin về danh mục tạp chí uy tín thế giới thì giai đoạn 2011-2016, Việt Nam có tổng số hơn 15 nghìn công bố thuộc danh mục Viện thông tin khoa học (ISI); trung bình, tỷ lệ tăng trưởng đạt 17% mỗi năm.

    Khoảng thời gian này, công bố quốc tế của Việt Nam tăng gần ba lần, từ 1.461 (2011) lên 3.814 (2016).

    Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, một trong nguyên nhân chính để có được kết quả này là nhờ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia (Nafosted) thành lập vào năm 2008. Với kinh phí khoảng 300 tỷ mỗi năm, Quỹ đã tài trợ cho hơn nhiều nhiệm vụ khoa học; trong đó yêu cầu bắt buộc với mỗi đề tài được tài trợ là phải có hai bài báo công bố ISI mới được nghiệm thu.

    [​IMG]

    Số bài báo công bố trên ISI trong thời gian 2011 - 2016.

    Dù nằm trong tốp đầu, nhưng so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa. Cụ thể, Thái Lan có số công bố gấp gần ba lần Việt Nam; Malaysia gấp bốn lần; còn Singapore gấp tới gần năm lần.

    Với tốc độ hiện tại, nhiều nhà khoa học dự đoán Việt Nam cần đến hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất của Thái Lan, Malaysia chứ chưa nói đến Singapore hay các nước tiên tiến trên thế giới.

    GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia ước tính đến năm 2030, số bài báo khoa học của Việt Nam cũng chỉ bằng Singapore hiện tại, và đến năm 2025 Việt Nam bằng Thái Lan năm 2016. Tức là Việt Nam tụt hậu 10 năm so với Thái Lan và 15 năm so với Singapore về công bố ISI.

    [​IMG]

    Số bài báo khoa học ISI từ 2011- 2016 từ một số nước ASEAN.

    Không chỉ khiêm tốn về số lượng, mà chất lượng các công bố thông qua chỉ số trích dẫn của Việt Nam cũng kém hơn so với các nước ASEAN, nhất là Philippines và Singapore. Bên cạnh đó, một vấn đề nhiều nhà khoa học quan tâm là nghiên cứu Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào "ngoại lực", tức là có tới 80% các công trình khoa học đứng tên chung hoặc hợp tác với người nước ngoài.

    Phải xem công bố quốc tế là "nghĩa vụ"

    Theo GS Tuấn, đối với giới nghiên cứu khoa học, việc công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học có bình duyệt gần như là nghĩa vụ. Bởi nhà khoa học nhận tài trợ từ những nguồn Nhà nước hay các "mạnh thường quân" thì họ phải báo cáo lại thành quả ra sao.

    Nhà khoa học phải có công bố quốc tế còn vì uy tín và danh dự của viện hay trường - nơi họ làm việc; đồng thời cũng vì sự cạnh tranh của quốc gia trong nền kinh tế tri thức vốn xem bài báo khoa học là một thước đo quan trọng

    Đối với cá nhân, bài báo khoa học được xem như là "đơn vị đo lường" của sự nghiệp khoa học. Các tiêu chuẩn đề bạt và bổ nhiệm chức vụ khoa bảng đều đặt nặng vào lượng và chất của nghiên cứu.

    "Ở đại học phương Tây thường nói "công bố hay là diệt vong", tức là có công bố quốc tế thì cơ may tồn tại, ngược lại có thể bị loại khỏi hệ thống khoa học", GS Tuấn nhấn mạnh.

    Theo GS Phạm Đức Chính - Viện cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, công bố quốc tế là trách nhiệm của nhà khoa học đóng góp cho tiến bộ chung, cũng là thước đo đánh giá năng lực và lao động của họ, là "tiêu chuẩn thị trường quốc tế" của khoa học.

    Các nhà khoa học và độc giả có bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công bố quốc tế, mời gửi vào hòm thư Khoahoc@vnexpress.net.

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Công bố quốc tế của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan

Share This Page