Loại vũ khí uy lực cực mạnh này sẽ phát huy khả năng ghê gớm khi chạm vào cơ thể người và tạo ra những hố sâu hoắm. Nỗi kinh hoàng đạn nở Năm 1885, vị tướng được xem là huyền thoại Charles Gordon của Anh thiệt mạng trong cuộc chiến ở Sudan, một quốc gia Bắc Phi. Hoàng gia Anh vô cùng tức giận trước điều này nên đã cử tướng Herbert Kitchener thân chinh sang Sudan trả thù. Đạn nở được rút ra khỏi vật bị phá hủy. Đạo quân của Kitchener chỉ gồm 8.000 lính, tháp tùng bởi 17.600 lính Ai Cập và Sudan. Cuộc chiến của họ không hề cân sức khi đối thủ là 52.000 quân Sudan. Tuy nhiên, quân Anh có một vũ khí tối tân, được xem là lá bài quan trọng giúp quân đội Hoàng gia giành chiến thắng cuối cùng. Tác giả John Ellis trong cuốn “Lịch sử súng máy thế giới” đã viết về lời kể của một nhân chứng tại cuộc chiến tranh: “Quân Sudan không thể lại gần mà cứ ngã ra đất như cây đổ. Đây không giống một cuộc chiến đơn thuần. Tôi cảm giác như một vụ hành quyết vậy. Xác không chất thành đống mà rải rác khắp nơi, trên một diện tích rất rộng. Một số người trước khi chết dùng giầy để kê đầu rồi mới nằm xuống đất. Số khác bị những vết thương lỗ chỗ trên người”. Theo số liệu, quân Sudan thiệt hại 10.000 người, 13.000 lính bị thương và 5.000 người bị bắt làm tù binh. Trận chiến mau chóng ngã ngũ trong khi quân đội thiện chiến Hoàng gia Anh thiệt mạng chưa tới 50 người. Một viên đạn nở rỗng đầu. Ngoài sử dụng các vũ khí hiện đại hơn quân đội Sudan, nguyên nhân thắng lợi của tướng Kitchener là nhờ khẩu Mark IV cải tiến. Đây là lần đầu tiên khẩu súng bắn ra đạn nở được sử dụng trong một trận đánh lớn. Đạn nở đã cho thấy thành công vang dội và khiến quân Anh nhanh chóng đòi được “món nợ máu” cho tướng Gordon. Cơ chế tấn công Đạn nở, hay còn gọi là đạn dum-dum, được thiết kế để “nở xòe như hoa” khi tác động vào vật cản. Điều này giúp viên đạn tăng kích thước chu vi và tạo ra sức công phá tốt hơn. Nếu người hoặc động vật bị dính đạn nở, máu sẽ chảy xối xả và chết trong thời gian ngắn. Hiện tại, đạn nở bị cấm sử dụng trong chiến tranh vì tính sát thương quá cao. Có hai loại đạn nở thông dụng: đạn nở đầu đạn rỗng và đạn nở đầu đạn mềm. Những viên đạn nở thông thường được làm bằng chì, một kim loại khá mềm so với sắt. Khi chạm vào bề mặt tác động, viên đạn sẽ bung ra và khiến vết thương rộng hơn. Theo các nhà sử học, đạn nở được thiết kế từ giữa thế kỉ 19 với mục đích ban đầu là bắn nhanh hơn. Họ sẽ tạo ra một viên đạn rỗng đầu để trọng lượng đạn nhẹ hơn và giúp bay nhanh hơn. Phần đầu viên đạn không nhồi thuốc nổ sẽ vỡ tung khi chạm vào vật thể và gây tổn thương nhiều hơn. Viên đạn rỗng đầu khi va vào vật thể như "nở hoa". Đạn nở chỉ thực sự đạt được sức công phá tốt nhất khi thuốc nổ không khói được phát minh. Nhờ loại thuốc nổ này, đạn bay với tốc độ cực nhanh và gây ra sát thương lớn. Quân đội Anh đã chế tạo các khẩu súng Mark I,II,III và IV sử dụng loại thuốc nổ mới. Họ để rỗng phần đầu của viên đạn và hiệu quả chứng minh ngay trong cuộc chiến ở Sudan. Năm 1898, chính phủ Đức kiện mẫu súng Mark IV của Anh và nói rằng nó gây ra vết thương quá lớn và phi nhân đạo cho nạn nhân. So sánh vết thương của đạn thông thường, đạn nở tạo ra chu vi phá hủy lớn gấp đôi và khiến nạn nhân chết trong đau đớn. Nếu ở cự li gần, viên đạn có thể xé toạc người nạn nhân. Biện pháp kiện tụng của quân Đức phát huy tác dụng và khiến loại đạn này bị cấm hoàn toàn trong chiến tranh hiện đại. Quân Anh buộc phải thay thế đạn rỗng đầu bằng đạn đặc. Số đạn nở còn lại được dùng cho mục đích diễn tập. Loại vũ khí thè "lưỡi tử thần" liếm người thành than Nguồn KhoaHoc.TV