'Khu rừng' bọt biển ở độ sâu 2.000 m dưới đáy biển Mỹ

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 17, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 253)

    Các nhà khoa học tại Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) phát hiện cảnh tượng đáng kinh ngạc dưới đáy biển khi đang thực hiện nhiệm vụ khảo sát vùng nước sâu của đảo san hô vòng Johnston thuộc khu vực Thái Bình Dương từ tháng 7, theo Lad Bible.

    Trong khi nghiên cứu một sống núi giữa đại dương tại độ sâu khoảng 2.360 m, nhóm nghiên cứu tìm thấy một "khu rừng huyền bí" gồm những loài bọt biển thủy tinh (glass sponges) độc đáo.

    [​IMG]

    Rất nhiều bọt biển thủy tinh sống dưới đáy biển sâu ở Thái Bình Dương. Ảnh: NOAA.

    "Mỗi lần chúng tôi thực hiện những chuyến lặn xuống biển, chúng tôi nghĩ rằng đây là trải nghiệm giống như tìm thấy sự sống trên hành tinh khác", một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

    Bọt biển thủy tinh có bộ xương cứng làm bằng silica (SiO2), loại vật liệu dùng để chế tạo thủy tinh. Điều này giúp chúng tránh khỏi sự tấn công của các loài động vật ăn thịt khác. Bọt biển thủy tinh ăn vi khuẩn và sinh vật phù du có trong nước.

    Lê Hùng

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 'Khu rừng' bọt biển ở độ sâu 2.000 m dưới đáy biển Mỹ

Share This Page